Câu 4
Gạch dưới những cặp từ hô ứng có trong mỗi câu sau:
a/ Trời vừa tối là lũ gà con đã kêu nháo nhác tìm gà mẹ.
b/ Trời chưa sáng, các bác nông dân đã ra đồng.
c/ Hồng vừa học giỏi vừa hát hay.
d/ Chị nói sao thì em biết vậy.
Phương pháp giải:
Một số cặp từ hô ứng thường gặp:
- vừa …đã….; chưa ….đã…; mới ….đã….; vừa….vừa….; càng…càng….
- đâu …đấy; nào… ấy; sao….vậy; bao nhiêu….bấy nhiêu
Lời giải chi tiết:
a. Trời vừa tối là lũ gà con đã kêu nháo nhác tìm gà mẹ.
b. Trời chưa sáng, các bác nông dân đã ra đồng.
c. Hồng vừa học giỏi vừa hát hay.
d. Chị nói sao thì em biết vậy.
Câu 5
Điền tiếp vế câu và từ hô ứng để những câu sau thành câu ghép:
a/ Trời chưa sáng rõ ………
b/ Cô giáo giảng bài đến đâu ………
c/ Trời càng mưa to ………
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ câu để xác định nội dung trong câu.
- Một số cặp từ hô ứng thường gặp:
+ vừa …đã….; chưa ….đã…; mới ….đã….; vừa….vừa….; càng…càng….
+ đâu …đấy; nào… ấy; sao….vậy; bao nhiêu….bấy nhiêu
- Hoàn thành câu
Lời giải chi tiết:
a. Trời chưa sáng rõ mẹ em đã phải ra đồng gặt lúa.
b. Cô giáo giảng bài đến đâu chúng em hiểu ngay đến đó.
c. Trời càng mưa to Minh càng thấp thỏm lo lắng.
Câu 6
Viết đoạn văn (4-6 câu) tả một đồ vật thân thuộc của em.
Phương pháp giải:
- Đối tượng: Một đồ vật thân thuộc (trong bài chọn tả cây bút chì)
- Quan sát đồ vật
- Chọn lọc các chi tiết tiêu biểu rồi sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
- Viết thành đoạn văn (khoảng 4 – 6 câu)
Lời giải chi tiết:
Đầu bút chì có một chiếc nắp nhỏ xinh xắn nhìn như chiếc mũ. Mở nắp ra bên trong là một cái cục tẩy nhỏ xinh màu trắng nhỏ xinh. Chiếc cục tẩy này giúp ích em rất nhiều khi cần tẩy những thứ không cần thiết. Thân bút chì có hình lục giác, góc cạnh. Điều này thật tiện lợi giúp cho bút chì không bị lăn khi em đặt chú ta trên mặt phẳng.Trên thân bút được khắc một dòng nhữ tiếng Anh màu nâu. Ngòi bút chỉ thon nhọn, chì than lộ ra màu đen, nhọn nhọn. Mỗi lần chì hết em lại gọt thật cẩn thận, không gọt quá nhiều để tránh ngòi chì bị gãy.
Vui học
Hay thế còn gì?
Bi đang cầm quyển “Thơ ca” trên tay, Bi nhăn nhó với Tài.
Bi nói: Tại sao bài thơ tớ gửi không được đăng nhỉ?
Tài: Chắc tại dở quá chứ gì?
Bi: Không, hay lắm cơ. Tớ chép nguyên bài thơ của Trần Đăng Khoa mà.
Tài: !!!
(Truyện cười học sinh)
*Chia sẻ câu chuyện với bạn bè, người thân.
*Nếu là Tài, em sẽ nói gì với bạn Bi?
Phương pháp giải:
Đọc lại câu chuyện để nắm được nội dung rồi kể lại.
Lời giải chi tiết:
Hôm trước mình mới đọc một câu chuyện cười học sinh có tên là “Hay thế còn gì?” khá thú vị. Mình kể lại cho bạn nghe nhé!
Bi ngồi lật đi lật lại từng trang trong quyển “Thơ ca” sau đó gập lại trút ra một tiếng thở dài, Bi nhăn nhó quay ra nói với Tài:
- Sao bài thơ tớ gửi không được đăng nhỉ?
Tài ngừng viết rồi quay sang trả lời Bi:
- Chắc tại dở quá chứ gì?
Bi phụng phịu đáp lời:
- Không, hay lắm cơ. Tớ chép nguyên bài thơ của Trần Đăng Khoa mà.
Tiếng cười được bật ra ở câu nói cuối cùng của Bi. Cậu bạn thật ngốc nghếch, thơ của Trần Đăng Khoa thì hay thật, nhưng không phải thơ của chính mình thì là sao có thể được đăng
* Nếu em là Tài em sẽ nói với Bi là:
- Bi này, thơ của Trần Đăng Khoa thì rất hay nhưng nếu không phải thơ của chính cậu thì sẽ không được đăng đâu. Cậu hãy cố gắng thử sáng tác một bài thơ mới rồi gửi lại xem sao, thơ hay nhất định sẽ có cơ hội được đăng.
ĐỀ THI, ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
Bài tập cuối tuần 9
Unit 20: Which One Is More Exciting, Life In The City Or Life In The Countryside?
Tuần 30: Ôn tập về: Đo diện tích, đo thể tích, đo thời gian. Ôn tập về phép cộng các số tự nhiên, phân số, số thập phân
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC VÀ ĐẤU TRANH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1954 – 1975)