Câu 13
Câu 13: Đọc câu chuyện sau:
CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA
Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hoà thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng. Tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm.
Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền lên mặt bàn rồi gọi các con lại và bảo:
- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.
Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được.
Người cha bèn cởi bỏ đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy tùng chiếc một cách dễ dàng.
Thấy vậy, bốn người con cùng nói:
– Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!
Người cha liền bảo:
- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
(Theo Ngụ ngôn Việt Nam)
Trả lời
Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu.
a. Khi lớn lên, tình cảm giữa anh và em như thế nào?
□ Hòa thuận
□ Không thay đổi
□ Không hòa thuận
b. Người cha nghĩ ra cách gì để khuyên bảo con?
c. Vì sao bốn người con không bẻ gãy được bó đũa?
d. Người cha bẻ gãy bỏ đũa bằng cách nào?
e. Người cha muốn khuyên các con điều gì?
g. Tìm từ ngữ ở cột A phù hợp với nghĩa ở cột B
h. Xếp các từ ngữ dưới đây vào các nhóm thích hợp
Phương pháp giải:
a. Em đọc đoạn văn thứ nhất.
b. Em đọc đoạn văn thứ hai
c. Em đọc đoạn văn thứ ba, xem cách bốn người con bẻ bó đũa có gì bất lợi
d. Em đọc đoạn văn thứ tư
e. Em đọc lời người cha ở cuối câu chuyện
g. Em đọc thật kĩ các ý
h. Em đọc kĩ và sắp xếp vào nhóm thích hợp.
Lời giải chi tiết:
a. Khi lớn lên, tình cảm giữa anh và em không hòa thuận.
b. Để khuyên bảo các con, người cha đã thử thách các con bằng việc bẻ bó đũa.
c. Bốn người con không bẻ được bó đũa bởi vì họ đều cầm cả bó đũa lên để bẻ.
d. Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách cởi bó đũa ra rồi bẻ gãy từng chiếc một.
e. Người cha muốn khuyên các con rằng anh em trong nhà cần phải đoàn kết, yêu thương nhau , gắn bó vớ nhau, có như vậy thì mới tạo ra sức mạnh.
g.
h.
- Từ chỉ sự vật: nhà, bó đũa, túi
- Từ chỉ hoạt động: gọi, bẻ, đặt, nói
Câu 14
Câu 14: Viết 3 – 4 câu giới thiệu một đồ chơi hoặc một đồ dùng gia đình.
G:
- Đồ vật em muốn giới thiệu là gì?
- Đồ vật đó từ đâu mà có?
- Em có suy nghĩ gì về lợi ích của đồ vật đó?
Phương pháp giải:
Em viết bài dựa vào những gợi ý có sẵn.
Lời giải chi tiết:
* Bài tham khảo 1:
Mùa hè nóng bức đã đến. Hôm nay, bố em đi làm về, mang theo một cái quạt máy. Quạt máy có cái đế tròn, một trụ thẳng đứng để đỡ, bên trên có 3 cánh quạt bằng nhựa và một lồng bảo vệ. Mỗi khi cánh quạt quay vù vù là bao nhiêu cái nóng trong nhà bị xua đi hết. Có cái quạt máy, em ngồi học bài thấy mát mẻ và rất dễ chịu.
* Bài tham khảo 2:
Vào sinh nhật 7 tuổi của em, mẹ tặng em một con búp bê rất xinh đẹp. Búp bê có mái tóc màu nâu, mặc chiếc váy màu xanh nước biển. Hàng ngày, khi đi học về, em đều chơi với búp bê. Nó giống như người bạn thân thiết của em.
Unit 12: At the cafe
Bài tập cuối tuần 20
Chủ đề 4: Thực vật và động vật
Chủ đề 5. BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 2
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 2
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Tiếng Việt - Cánh Diều Lớp 2
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 2
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 2
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 2