1. Ôn tập giữa học kì 1 - Tuần 10 - Tiết 1
2. Ôn tập giữa học kì 1 - Tuần 10 - Tiết 2
3. Ôn tập giữa học kì 1 - Tuần 10 - Tiết 3
4. Ôn tập giữa học kì 1 - Tuần 10 - Tiết 4
5. Ôn tập giữa học kì 1 - Tuần 10 - Tiết 5
6. Ôn tập giữa học kì 1 - Tuần 10 - Tiết 6
7. Ôn tập giữa học kì 1 - Tuần 10 - Tiết 7
8. Ôn tập giữa học kì 1 - Tuần 10 - Tiết 8
1. Ôn tập cuối học kì 1 - Tuần 18 - Tiết 1
2. Ôn tập cuối học kì 1 - Tuần 18 - Tiết 2
3. Ôn tập cuối học kì 1 - Tuần 18 - Tiết 3
4. Ôn tập cuối học kì 1 - Tuần 18 - Tiết 4
5. Ôn tập cuối học kì 1 - Tuần 18 - Tiết 5
6. Ôn tập cuối học kì 1 - Tuần 18 - Tiết 6
7. Ôn tập cuối học kì 1 - Tuần 18 - Tiết 7
8. Ôn tập cuối học kì 1 - Tuần 18 - Tiết 8
Câu 1
Đọc lại bài Kéo co (Tiếng Việt 4, tập một, trang 155 -156), cho biết bài văn đó giới thiệu trò chơi của những địa phương nào. Ghi lại lời giới thiệu trò chơi và cách chơi để chuẩn bị cho bài tập làm vân miệng ở lớp :
Phương pháp giải:
Em xem lại bài Kéo co rồi trả lời các câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Bài văn giới thiệu trò chơi kéo co của làng Hữu Trấp, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và làng Tích Sơn, thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Lời giới thiệu trò chơi "Kéo co" là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta. Tục kéo co mỗi vùng một khác, nhưng bao giờ cũng là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai bên.
- Cách chơi : Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều hơn là bên ấy thắng.
Câu 2
Hãy giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em. (Chú ý : Trong phần mở bài, cần giới thiệu quê em ở đâu, có trò chơi hoặc lễ hội gì thú vị.)
Phương pháp giải:
Dàn bài chung được triển khai như sau:
A. Mở bài: Giới thiệu quê em ở đâu? Có trò chơi hoặc lễ hội gì thú vị
B. Thân bài: Kể chi tiết về nguồn gốc và điểm đặc sắc của lễ hội.
C. Kết bài: Cảm nghĩ của em về lễ hội
Lời giải chi tiết:
Hội Vía Bà
Tháng giêng hằng năm, đặc biệt là ngày mùng năm là ngày hội Vía Bà mở ra, thu hút hàng trăm người tham gia lễ viếng và cầu tài.
Tương truyền trước kia có người con gái tên Lý Thị Thiên Hương, nhan sắc mặn mà, tài giỏi, đính hôn cùng chàng trai tên Lê Sĩ Trệt - một chàng trai văn võ song toàn lại có lòng yêu nước. Thời loạn, chàng trai lên đường tòng quân. Thiên Hương ở lại ngày đêm thủy chung chờ đợi ... Vốn là người mộ đạo nên mỗi dịp Nguyên tiêu, nàng thường lên núi lễ Phật. Một ngày kia, không may mắn nàng gặp bọn cướp trên đường lên núi, để giữ trọn mình, nàng nhảy xuống vực quyên sinh.
Thiên Hương chết đi, hồn hiện về báo mộng cho nhà sư trụ trì vớt xác nàng lên. Dân gian truyền tụng nàng rất linh thiêng, luôn phù trợ cho nhân dân trong vùng. Nhớ ơn nàng, nhân dân lập điện thờ nàng trên núi, từ đó có tên là núi Bà Đen, (thuộc Trảng Bàng - Tây Ninh ngày nay).
Khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi, ghi nhớ công ơn cứu mạng của bà khi đang tìm đường thoát thân trên núi, nên sắc phong cho bà là Linh Sơn Tiên Thạch Tự. Trong chùa có tượng Bà được tạc bằng đồng đen để nhân dân ngày đêm cúng bái, phụng thờ, tỏ lòng tạ ơn.
Chủ đề 4. Ứng xử nơi công cộng
Bài 7: Biết ơn thầy giáo, cô giáo
Chủ đề: Biết ơn người lao động
Chủ đề 6. Mở rộng vốn từ
Chủ đề 1. Chất
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4