Nội dung
Bài đọc nói về hành trình hòa nhập với các bạn học của A-i-a. Mỗi người có một điểm mạnh riêng mà người khác không có được, khi chơi với bạn nên hòa đồng và nhìn vào điểm mạnh của bạn để có thể học hỏi; không nên kì thị khi thấy bạn không giống mình. |
Phần I
Bài đọc:
Bạn mới
Giờ ra chơi, cả lớp ùa ra sân trường. A-i-a là học sinh mới, chưa quen ai nên không tham gia nhóm nào. Thấy cô bé thơ thẩn ngoài sân, thầy giáo bảo: “Em vào chơi với các bạn đi!”. Được thầy khích lệ, A-i-a cất tiếng: “Cho mình... chơi...với!”. Nhưng em nói nhỏ quá nên chẳng ai nghe thấy.
“Nào, các em!”. Nghe tiếng thầy giáo, tất cả liện dừng chơi. A-i-a lấy hết can đảm, nhắc lại một lần nữa: “Cho mình... chơi với!”.
Nhưng khi đến lượt làm người đuổi bắt, A-i-a khổng bắt nổi ai vì cô bé chạy quá chậm. “Người đuổi bắt mà chậm thế này thì chán quá!”. – Tét-su-ô kêu lên, khiến A-i-a càng lúng túng.
Thầy giáo đứng quan sát học trò. Thầy gọi A-i-a vào lớp, hỏi: “Em cho thầy xem bức tranh em mới vẽ được không? Các bạn nói là em vẽ đẹp lắm.”. Kể từ hôm đó, cứ đến giờ ra chơi là A-i-a lại mang các bức vẽ đến cho thầy xem. Thầy treo những bức tranh đó trên bức tường dọc hành lang. “Tranh đẹp quá!”, “Tranh của A-i-a đấy!” – Các bạn trong trường bàn tán xôn xao.
Một hôm. Tét-su-ô đến gặp A-i-a, bảo: “Ngày mai, cậu chơi đuổi bắt với chúng tớ nhé!”.
Theo NA-RIU-KI (Anh Chi dịch)
Phần II
Đọc hiểu:
Câu 1: Vì sao trong giờ ra chơi, A-i-a không tham gia cùng nhóm nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Trong giờ ra chơi, A-i-a không tham gia cùng nhóm nào vì A-i-a là học sinh mới, chưa quen ai.
Câu 2
Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy A-i-a rất rụt rè?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc để tìm những chi tiết A-i-a rụt rè.
Lời giải chi tiết:
Những chi tiết cho thấy A-i-a rất rụt rè là:
- Khi được thầy khích lệ ra chơi cùng các bạn, A-i-a đã xin chơi cùng nhưng vì ngại ngùng nên bạn nói rất bé.
- Khi chơi đuổi bắt, A-i-a lúng túng vì Tét-su-ô bảo A-i-a đuổi bắt chậm.
Câu 3
Câu 3: Thầy giáo đã giúp A-i-a tự tin bằng cách nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc để chỉ ra cách mà thầy giáo giúp A-i-a tự tin hơn.
Lời giải chi tiết:
Thầy giáo đã giúp A-i-a tự tin bằng cách mở lời hỏi A-i-a về những bức trành mà cô bé vẽ, khen chúng rất đẹp và treo chúng lên bức tường để mọi người có thể ngắm nó. Khiến mọi người biết đến A-i-a.
Câu 4
Câu 4: Theo em, vì sao Tét-su-ô chủ động đến rủ A-i-a cùng chơi?
a) Vì thầy giáo yêu cầu bạn ấy làm thế.
b) Vì A-i-a đã tập luyện và chạy nhanh hơn.
c) Vì Tét-su-ô đã hiểu và quý mến người bạn mới.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án c.
Phần III
Luyện tập:
Câu 1: Trong câu “Em vào chơi với các bạn đi!”, lời nói của nhân vật được đánh dấu bằng dấu câu nào?
Phương pháp giải:
Em đọc câu nói của nhân vật và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Trong câu “Em vào chơi với các bạn đi!”, lời nói của nhân vật kết thúc bằng dấu chấm than và được để trong dấu ngoặc kép.
Câu 2
Câu 2: Tìm thêm một câu là lời nói của nhân vật trong bài đọc trên. Dấu câu nào cho em biết đó là lời nói của nhân vật?
Phương pháp giải:
Em đọc bài đọc để tìm câu nói của nhân vật, dựa vào hiểu biết của em về công dụng của các dấu câu để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Trong bài còn các câu là lời nói của nhân vật như:
- “Em cho thầy xem bức tranh em mới vẽ được không? Các bạn nói là em vẽ đẹp lắm.”
- “Tranh đẹp quá!”
- “Ngày mai, cậu chơi đuổi bắt với chúng tớ nhé!”.
Các câu là lời nói của nhân vật vì nó được đặt trong dấu ngoặc kép.
Review 3
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 3
Đề thi học kì 1
Bài tập cuối tuần 17
VBT TIẾNG VIỆT 3 TẬP 1 - CÁNH DIỀU
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 3
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3