Tiếng Việt 3 tập 1 - Cánh diều

Tiếng đàn trang 107, 108 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Nội dung
Phần I
Câu 2
Phần II
Phần III
Câu 2
Câu 3
Phần IV
Câu 2
Câu 3
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Nội dung
Phần I
Câu 2
Phần II
Phần III
Câu 2
Câu 3
Phần IV
Câu 2
Câu 3

Nội dung

Bài đọc miêu tả tiếng đàn vi ô lông nhẹ nhàng, dịu êm của Thủy.

 

Phần I

Chia sẻ:

Câu 1: Nói tên hoạt động nghệ thuật ở mỗi hình sau:

Biểu diễn xiếc, múa sạp, tạc tượng, hát, vẽ, diễn kịch, đánh đàn 

Phương pháp giải:

Em quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.  

Lời giải chi tiết:

Hình 1: vẽ.

Hình 2: diễn kịch.

Hình 3: hát.

Hình 4: đánh đàn.

Hình 5: biểu diễn xiếc.

Hình 6: tạc tượng.

Hình 7: múa sạp. 

Câu 2

Câu 2: Kể tên một số hoạt động nghệ thuật khác mà em biết. 

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết của mình và trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Một số hoạt động nghệ thuật khác mà em biết là: nhảy, múa đương đại, nhạc kịch, hài kịch, đóng phim.  

Phần II

Bài đọc:  

Tiếng đàn

Thủy nhận cây đàn vi ô lông, lên dây và kéo thử vài nốt nhạc. Sau đó, em bước vào phòng thi. Ánh đèn hắt lên khuôn mặt trắng trẻo của em. Em nâng đàn đặt lên vai. Khi ắc sê vừa khẽ chạm vào những sợi dây đàn thì như có phép lạ, những âm thanh trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng. Vầng trán cô bé hơi tái đi nhưng gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, làn mi rậm cong dài khẽ rung động. 

Tiếng đàn bay ra vườn. Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi. Dưới đường, lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy trên những vũng nước mưa. Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá. Hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ. Bóng mấy con chim bồ câu lướt nhanh trên những mái nhà cao thấp. 

Theo LƯU QUANG VŨ

Phần III

Đọc hiểu:

Câu 1: Tiếng đàn của Thủy được miêu tả như thế nào? 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.  

Lời giải chi tiết:

Tiếng đàn của Thủy được miêu tả là: những âm thanh trong trẻo vút bay.  

Câu 2

Câu 2: Những hình ảnh nào thể hiện sự xúc động và say mê của Thủy khi chơi đàn? 

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Những hình ảnh thể hiện sự xúc động và say mê của Thủy khi chơi đàn là: Vầng trán cô bé hơi tái đi nhưng gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, làn mi rậm cong dài khẽ rung động.  

Câu 3

Câu 3: Tìm những hình ảnh thanh bình bên ngoài phòng thi trong lúc Thủy chơi đàn.  

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để tìm những hình ảnh thanh bình bên ngoài phòng thi lúc Thủy chơi đàn.  

Lời giải chi tiết:

Những hình ảnh thanh bình bên ngoài phòng thi trong lúc Thủy chơi đàn là:

- Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi.

- Dưới đường, lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy trên những vũng nước mưa.

- Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá.

- Hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ.

- Bóng mấy con chim bồ câu lướt nhanh trên những mái nhà cao thấp. 

Phần IV

Luyện tập:

Câu 1: Tìm một hình ảnh so sánh trong bài đọc? 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để tìm hình ảnh so sánh. 

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh so sánh trong bài đọc là: Những âm thanh trong trẻo vút bay lên như một phép lạ.

Câu 2

Câu 2: Những âm thanh nào được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn sau? 

a) Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

HỒ CHÍ MINH

b) Tiếng dế nỉ non như một khúc nhạc đồng quê.

TRỌNG PHÚC

c) Tiếng mưa rơi trên mái tôn ầm ầm như tiếng trống gõ. 

NAM HƯƠNG

Phương pháp giải:

Em dựa vào kiến thức đã học và hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

a) Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

HỒ CHÍ MINH

=> Tiếng suối được so sánh với tiếng hát xa. So sánh về đặc điểm: Trong

b) Tiếng dế nỉ non như một khúc nhạc đồng quê.

TRỌNG PHÚC

=> Tiếng dế được so sánh với khúc nhạc đồng quê. So sánh về đặc điểm: Nỉ non

c) Tiếng mưa rơi trên mái tôn ầm ầm như tiếng trống gõ

NAM HƯƠNG

=> Tiếng mưa được so sánh với tiếng trống gõ. So sánh về đặc điểm: ầm ầm

Câu 3

Câu 3: Chọn từ ngữ phù hợp để hoàn thành các câu thơ, câu văn sau:

Dòng suối, tiếng mẹ, trăm vạn tiếng quân reo

a) Đường xa em đi về

Có chim reo trong lá

Có nước chảy dưới khe

Thì thào như _

HOÀNG MINH CHÍNH

b) Tiếng ve như _

Reo hoài chẳng nghỉ ngơi.

LÊ MINH QUỐC

c) Cách xa nửa ngày đường đã nghe tiếng nước réo, tưởng như _ giữa núi rừng trùng điệp. 

THIÊN LƯƠNG

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.   

Lời giải chi tiết:

a) Đường xa em đi về

Có chim reo trong lá 

Có nước chảy dưới khe

Thì thào như tiếng mẹ

HOÀNG MINH CHÍNH

b) Tiếng ve như dòng suối

Reo hoài chẳng nghỉ ngơi.

LÊ MINH QUỐC

c) Cách xa nửa ngày đường đã nghe tiếng nước réo, tưởng như trăm vạn tiếng quân reo giữa núi rừng trùng điệp.

THIÊN LƯƠNG

Fqa.vn
Bình chọn:
4.8/5 (190 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved