Nội dung
Mai ước được Ông già Nô-en tặng búp bê và hôm sau điều ước thành sự thật. Sau này lớn lên Mai mới biết ba con búp bê đó là do bố, mẹ và anh trai tặng cho mình. Câu chuyện thể hiện tình cảm gia đình đầy yêu thương, gắn bó. |
Phần I
Bài đọc:
Ba con búp bê
Hồi Mai 5 tuổi, gia đình em rất nghèo. Anh em Mai không có nhiều đồ chơi. Mai thường sang chơi chung búp bê với Na là bạn hàng xóm. Mai luôn ao ước có một con búp bê.
Đêm Nô-en năm ấy, bố bảo Mai:
- Đêm nay, con hãy xin Ông già Nô-en một món quà con thích. Thế nào điều ước ấy cũng thành sự thật.
Sáng hôm sau, Mai reo lên khi thấy trong chiếc bít tất treo ở đầu giường ló ra một cái đầu búp bê. Dốc ngược chiếc bít tất, em thấy không phải một mà là ba con búp bê: một búp bê trai bằng gỗ, một búp bê gái bằng vải và một cô bé búp bê mũm mĩm, nhỏ xíu, bằng giấy bồi. Có một mảnh giấy rơi ra. Bố đọc cho Mai nghe những chữ viết trên đó: “Ông già Nô-en tặng bé Mai.”.
Về sau, khi đã lớn, Mai mới biết không có Ông già Nô-en nào cả. Hôm đó, bố đã đẽo gọt khúc gỗ thành búp bê trai, mẹ chắp những mảnh vải vụn thành búp bê gái, còn anh trai loay hoay cả tối để làm cô bé búp bê bằng giấy bồi tặng em.
Theo NGUYỄN THỊ TRÀ GIANG
Phần II
Đọc hiểu:
Câu 1: Bé Mai ao ước điều gì?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn đầu của truyện.
Lời giải chi tiết:
Bé Mai ao ước có một con búp bê.
Câu 2
Câu 2: Món quà bé Mai nhận được trong đêm Nô-en là gì?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn 2 của truyện để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Món quà bé Mai nhận được trong đêm Nô-en là ba con búp bê. Một búp bê trai bằng gỗ, một búp bê gái bằng vải và một cô bé búp bê mũm mĩm, nhỏ xíu, bằng giấy bồi.
Câu 3
Câu 3: Món quà giản dị thể hiện tình cảm của bố mẹ và anh trai đối với Mai như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn cuối của truyện.
Lời giải chi tiết:
Món quà giản dị thể hiện tình cảm yêu thương của bố mẹ và anh trai đối với Mai. Bố đã đẽo gọt khúc gỗ thành búp bê trai, mẹ chắp những mảnh vải vụn thành búp bê gái, còn anh trai loay hoay cả tối để làm cô bé búp bê bằng giấy bồi tặng em.
Câu 4
Câu 4: Qua câu chuyện, em hiểu vì sao gia đình được gọi là “mái ấm”?
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân và nói lên cảm xúc của mình.
Lời giải chi tiết:
Qua câu chuyện, em hiểu gia đình được gọi là “mái ấm” vì gia đình là nơi mọi người luôn yêu thương, dành tình cảm cho nhau, trao tặng yêu thương cho nhau bằng tất cả tấm lòng, điều đó vô cùng ấm áp.
Phần III
Luyện tập:
Câu 1: Tìm thêm ít nhất 3 từ ngữ cho mỗi nhóm từ ngữ dưới đây:
a) Chỉ người thân trong gia đình: bố,...
b) Chỉ đồ dùng trong nhà: tủ,...
c) Chỉ tình cảm gia đình: yêu thương,...
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và tìm từ điền vào nhóm thích hợp.
Lời giải chi tiết:
a) Chỉ người thân trong gia đình: bố, mẹ, anh, chị, em, ông, bà,...
b) Chỉ đồ dùng trong nhà: tủ, bàn, ghế, ti vi, bếp, giường,...
c) Chỉ tình cảm gia đình: yêu thương, gắn bó, chia sẻ, đùm bọc,...
Câu 2
Câu 2: Đặt câu nói về hoạt động của mỗi người trong câu chuyện Ba con búp bê. Cho biết câu đó thuộc mẫu câu nào (Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?).
a) Mai
b) Bố, mẹ hoặc anh
Phương pháp giải:
Em dựa vào các mẫu câu để đặt câu.
Lời giải chi tiết:
a) Ai thế nào?: Mai rất vui khi có quà Giáng sinh.
b) Ai làm gì?: Bố đục gỗ làm thành búp bê tặng Mai.
Mẹ khâu búp bê vải cho Mai.
Anh trai làm búp bê giấy cho Mai.
Unit 14. My bedroom
Bài tập cuối tuần 31
Unit 12: The bird can fly.
Các bài tập đọc lớp 3
Review (Units 5 - 8)
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 3
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3