Nội dung
Cánh diều có hình dáng quen thuộc, gắn với những sự vật của làng quê Việt Nam. Cánh diều là một trong những hình ảnh tương trưng cho làng quê Việt Nam, làm làng quê Việt Nam càng thêm tươi đẹp. |
Phần I
Bài đọc:
Thả diều
(Trích)
Cánh diều no gió Sáo nó thổi vang Sao trời trôi qua Diều thành trăng vàng.
Cánh diều no gió Tiếng nó trong ngần Diều hay chiếc thuyền Trôi trên sông Ngân.
Cánh diều no gió Tiếng nó chơi vơi Diều là hạt cau Phơi trên nong trời. | Trời như cánh đồng Xong mùa gặt hái Diều em – lưỡi liềm Ai quên bỏ lại.
Cánh diều no gió Nhạc trời réo vang Tiếng diều xanh lúa Uốn cong tre làng. TRẦN ĐĂNG KHOA |
Phần II
Đọc hiểu:
Câu 1: Bài thơ tả cảnh thả diều vào những khoảng thời gian nào trong ngày? Những từ ngữ nào cho em biết điều đó?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài thơ để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Bài thơ tả cảnh thả diều vào những khoảng thời gian là: buổi trưa, chiều trong ngày.
Từ "phơi" trong khổ thơ 3 thể hiện điều đó.
Câu 2
Câu 2: Tác giả bài thơ so sánh cánh diều với những gì?
Phương pháp giải:
Em đọc và tìm những hình ảnh so sánh trong bài.
Lời giải chi tiết:
Tác giả so sánh cánh diều với: vầng trăng, chiếc thuyền, hạt cau, lưỡi liềm,...
Câu 3
Câu 3: Em thích những hình ảnh so sánh nào? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài thơ để tìm những hình ảnh so sánh và lựa chọn hình ảnh so sánh mà em thích.
Lời giải chi tiết:
Em thích những hình ảnh so sánh là: Diều em – lưỡi liềm.
Em thích hình ảnh so sánh này vì trong mùa lúa chín, lười liềm là vật dụng giúp các bác nông dân có thể gặt lúa về, làm thành những hạt gạo thơm ngon.
Câu 4
Câu 4: Tìm những từ ngữ tả tiếng sáo diều trong bài thơ.
- Học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài thơ để tìm những từ ngữ tả tiếng sáo.
Lời giải chi tiết:
Những từ ngữ tả tiếng sáo diều trong bài thơ là: Thổi vang, trong ngần, chơi vơi, nhạc trời, réo vang.
Phần III
Luyện tập:
Câu 1: Xếp các từ ngữ của một câu có hình ảnh so sánh trong bài thơ vào chỗ phù hợp trong sơ đồ sau:
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài thơ để tìm hình ảnh so sánh và sắp xếp vào sơ đồ.
Lời giải chi tiết:
Sự vật 1 | Từ so sánh | Sự vật 2 |
Diều | Là | Hạt cau |
Diều | Thành | Trăng vàng |
Diều | Hay | Chiếc thuyền |
Trời | Như | Cánh đồng |
Diều | - | Lưỡi liềm |
Câu 2
Câu 2: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ sau:
Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu
Trỏ lối sang mùa hè.
Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu
Thắp mùa đông ấm những đêm thâu.
Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu
Chạm đầu lưỡi – chạm vào sức nóng.
PHẠM TIẾN DUẬT
Phương pháp giải:
Em đọc các câu thơ để tìm những hình ảnh so sánh.
Lời giải chi tiết:
Trái nhót – ngọn đèn tín hiệu.
Quả cà chua – đèn lồng.
Quả ớt – ngọn lửa đèn dầu.
Bài tập cuối tuần 17
Unit 8: Food
Vở bài tập Toán 3 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Unit 2. Our names
Bài tập cuối tuần 34
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 3
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3