Nội dung
Bài đọc nêu lên đặc điểm và ý nghĩa của nhà rông. |
Phần I
Bài đọc:
Nhà rông
Ở hầu hết các địa phương vùng Bắc Tây Nguyên trước đây, làng nào cũng có nhà rông. Hình dáng nhà rông có thể không giống nhau, nhưng bao giờ đó cũng là ngôi nhà sàn cao lớn nhất, đẹp nhất của làng.
Nhà rông được dựng bằng gỗ tốt kết hợp với tre, nứa; mái lợp cỏ tranh. Dân làng cùng nhau làm nhà rông. Làng càng lớn và có nhiều người tài giỏi thì nhà rông càng bề thế, khang trang.
Nhà rông dùng làm nơi đón tiếp khách đến làng, nơi các già làng bàn bạc việc chung, nơi đàn ông lúc rỗi rãi ngồi trò chyện hoặc vót nan, đan lát,... Nhà rông là chỗ ngủ của con trai từ tuổi thiếu niên cho đến khi lấy vợ. Đây là tập quán từ xa xưa do trai tráng phải trực chiến để bảo vệ làng. Nhà rông còn là nơi tổ chức những lễ cúng chung của dân làng.
Nhà rông thật là đặc sắc. Vì vậy, mỗi khi nói đến Tây Nguyên là người ta thường nhắc đến nhà rông.
LƯU HÙNG
Phần II
Đọc hiểu:
Câu 1: Nhà rông có những đặc điểm gì nổi bật?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn 2 của bài để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Nhà rông có những đặc điểm nổi bật là: ngôi nhà sàn cao lớn nhất, đẹp nhất của làng. Nhà rông được dựng bằng gỗ tốt kết hợp với tre, nứa; mái lợp cỏ tranh.
Câu 2
Câu 2: Nhà rông được dùng làm gì?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn 3 của bài đọc.
Lời giải chi tiết:
Nhà rông được dùng làm nơi đón tiếp khách đến làng, nơi các già làng bàn bạc việc chung, nơi đàn ông lúc rỗi rãi ngồi trò chyện hoặc vót nan, đan lát, là chỗ ngủ của con trai từ tuổi thiếu niên cho đến khi lấy vợ, là nơi tổ chức những lễ cúng chung của dân làng.
Câu 3
Câu 3: Vì sao có thể nói nhà rông là nơi thể hiện tài năng và tinh thần cộng đồng của người dân Tây Nguyên?
Phương pháp giải:
Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Có thể nói nhà rông là nơi thể hiện tài năng và tinh thần cộng đồng của người dân Tây Nguyên vì: Dân làng cùng nhau làm nhà rông. Làng càng lớn và có nhiều người tài giỏi thì nhà rông càng bề thế, khang trang. Mỗi khi nói đến Tây Nguyên là người ta thường nhắc đến nhà rông.
Phần III
Luyện tập:
Câu 1: Xếp các từ ngữ sau thành 3 cặp từ ngữ có nghĩa giống nhau:
Phương pháp giải:
Em dựa theo nghĩa của các từ để xếp đúng.
Lời giải chi tiết:
a – 2, b – 3, c – 1.
Câu 2
Câu 2: Em cần đặt dấu hai chấm vào những chỗ nào trong các câu sau?
a) Tây Nguyên là nơi chung sống của nhiều dân tộc anh em Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng, Mnông,...
b) Tây Nguyên có những cảnh đẹp nổi tiếng hồ Lắk, thác Pren, vườn quốc gia Chư Mom Ray,...
c) Tây Nguyên trồng nhiều loại cây công nghiệp, cây ăn quả cà phê, hồ tiêu, cao su, điều, chanh leo,...
Phương pháp giải:
Em dựa vào công dụng của dấu hai chấm để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
a) Tây Nguyên là nơi chung sống của nhiều dân tộc anh em: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng, Mnông,...
b) Tây Nguyên có những cảnh đẹp nổi tiếng: hồ Lắk, thác Pren, vườn quốc gia Chư Mom Ray,...
c) Tây Nguyên trồng nhiều loại cây công nghiệp, cây ăn quả: cà phê, hồ tiêu, cao su, điều, chanh leo,...
Chủ đề 7: Gia đình yêu thương
Unit 12. Those are our computers.
CÙNG EM HỌC TIẾNG VIỆT 3 TẬP 1
Unit 8: I like swimming.
VỞ BÀI TẬP ĐẠO ĐỨC 3 - HỌC KÌ 1
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 3
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3