Đề bài
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H= 1; O = 16; S= 32; F= 19; Cl = 35,5; Br = 80; I = 127; N = 14; P = 31; C = 12; Li = 7; Na = 23; K = 39 ; Mg = 24; Ba = 137; Sr = 88; Al = 27; Fe = 56; Cu = 64; Ag = 108.
Câu 1: Để bảo vệ chân cầu bằng sắt ngâm trong nước sông, người ta gắn vào chân cầu (phần ngập trong nước) những thanh kim loại nào sau đây?
A. Pb. B. Cu.
C. Zn. D. Sn.
Câu 2: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là:
A. Polietilen. B. nilon-6,6.
C. polisaccarit. D. protein.
Câu 3: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái Đất đang ấm lên do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính?
A. SO2. B. CO2.
C. N2. D. O2.
Câu 4: Phương trình hóa học nào sau đây sai?
A. 2Cr + 6HCl → 2CrCl3 + 3H2↑
B. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
C. Cr(OH)3 + 3HCl → CrCl3 + 3H2O
D. Fe(OH)3 + 3HNO3 → Fe(NO3)3 + 3H2O
Câu 5: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc hai?
A. C6H5NH2. B. CH3NHCH3.
C. (CH3)3N. D. CH3NH2.
Câu 6: Trong các chất sau, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. etanol. B. đimetylete.
C. metanol. D. nước.
Câu 7: Nhiều vụ ngộ độc rượu do trong rượu có chứa metanol. Công thức của metanol là?
A. C2H5OH. B. CH3OH.
C. CH3COOH. D. H-CHO.
Câu 8: Chất nào sau đây không làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời?
A. NaOH. B. Na2CO3.
C. HCl. D. Ca(OH)2.
Câu 9: Một mol chất nào sau đây tác dụng hoàn toàn với dụng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 trong NH3 thu được bốn mol bạc?
A. HO- CH2-CHO. B. CH3-CHO.
C. HOOC-CH2-CHO. D. H-CHO.
Câu 10: Chất nào sau đây không dẫn điện được?
A. HCl hòa tan trong nước.
B. KOH nóng chảy.
C. KCl rắn, khan.
D. NaCl nóng chảy.
Câu 11: Cho hỗn hợp tất cả các đồng phân mạch hở C4H8 tác dụng với H2O (H+, t0) thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm cộng?
A. 3. B. 4.
C. 5. D. 6.
Câu 12: Nhỏ nước brom vào dung dịch chất nào sau đây thấy xuất hiện kết tủa trắng?
A. Anilin. B. Glyxin.
C. Đimetylamin. D. Alanin.
Câu 13: Thủy phân hoàn toàn tripanmitin ( C15H31COO)3C3H5 trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được
A. glixerol và muối của axit panmitin.
B. etylenglicol và axit panmitin.
C. glixerol và axit panmitin.
D. etylenglicol muối của axit panmitin.
Câu 14: Sắt là kim loại phổ biến và được con người sử dụng nhiều nhất. Trong công nghiệp, oxit sắt được luyện thành sắt diễn ra trong lò cao được thực hiện bằng phương pháp:
A. điện phân. B. nhiệt luyện.
C. nhiệt nhôm. D. thủy luyện.
Câu 15: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,8 lít khí CO2; 2,8 lít khí N2 (các thể tích khí đo ở đktc) và 20,25 gam H2O. Công thức phân tử của X là?
A. C2H7N. B. C3H7N.
C. C3H9N. D. C4H9N.
Câu 16: Trường hợp nào sau đây không sinh ra Ag?
A. Nhiệt phân AgNO3.
B. Đốt Ag2S trong không khí.
C. Cho Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
D. Cho NaCl vào dung dịch AgNO3.
Câu 17: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây phản ứng với nước?
A. Ba. B. Zn.
C. Be. D. Fe.
Câu 18: Cho 10,8 gam hỗn hợp Mg và MgCO3 (tỉ lệ số mol 1: 1) vào dung dịch H2SO4 (dư), thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là?
A. 2,24. B. 4,48.
C. 8,96. D. 6,72.
Câu 19: Công thức cấu tạo CH3- CH(CH3)- CH2- CH3 ứng với tên gọi nào sau đây?
A. Metylpentan. B. neopentan.
C. pentan. D. 2- metylbutan.
Câu 20: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu tính theo đơn vị mol)
Giá trị của x là?
A. 0,82. B. 0,86.
C. 0,80. D. 0,84.
Câu 21: Hỗn hợp X gồm Fe(NO3)3, Cu(NO3)2, Mg(NO3)2. Thành phần % khối lượng hỗn hợp của nitơ trong X là 11,864%. Có thể điều chế được tối đa bao nhiêu gam hỗn hợp ba kim loại từ 14,16 gam X?
A. 7,68 gam. B. 6,72 gam.
C. 3,36 gam. D. 10,56 gam.
Câu 22: Hỗn hợp khí X gồm etilen và propin. Cho a mol X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 17,64 gam kết tủa. Mặt khác a mol X phản ứng tối đa với 0,34 mol H2. Giá trị của a là?
A. 0,46. B. 0,22.
C. 0,34. D. 0,32.
Câu 23: Đốt cháy 5,12 gam hỗn hợp gồm Zn, Cu và Mg trong oxi dư, thu được 7,68 gam hỗn hợp X. Toàn bộ X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 240. B. 480.
C. 320. D. 160.
Câu 24: Cho các phát biểu sau:
(a) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
(b) Tất cả các axit cacboxylic đều không tham gia phản ứng tráng bạc.
(c) Phản ứng thủy phân este trong môi trường bazo là phản ứng thuận nghịch.
(d) Tất cả các ancol no, đa chức đều hòa tan được Cu(OH)2.
Số phát biểu đúng là?
A. 4. B. 2.
C. 3. D. 1.
Câu 25: Chất X có công thức phân tử C3H6O2 tác dụng với NaOH tạo thành chất Y (C3H5O2Na). Chất X là?
A. Anđehit. B. Axit.
C. Ancol. D. Xeton.
Câu 26: Trung hòa 9 gam một axit no, đơn chức, mạch hở X bằng dung dịch KOH, thu được 14,7 gam muối. Công thức của X là?
A. C2H5COOH B. C3H7COOH
C. CH3COOH D. HCOOH
Câu 27: Cho các chất: HOCH2CH2OH, HOCH2CH2CH2OH, CH3COOH và C6H12O6 (fructozo). Số chất hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh là?
A. 3. B. 4.
C. 1. D. 2.
Câu 28: Cho các phát biểu sau:
(a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol.
(b) Ở nhiệt độ thường, C2H4 phản ứng được với nước brom.
(c) Đốt cháy hoàn toàn C2H5OC2H5 thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
(d) Glyxin (H2NCH2COOH) phản ứng được với dung dịch H2SO4.
Số phát biểu đúng là?
A. 4. B. 3.
C. 1. D. 2.
Câu 29: Thuốc thử dùng để phân biệt hai lọ mất nhãn đựng dung dịch glucozo và dung dịch fructozo là
A. CuO.
B. Cu(OH)2.
C. AgNO3/NH3 (hay [Ag(NO3)2]OH).
D. nước Br2.
Câu 30: Cho m gam H2NCH2COOH phản ứng hết với dung dịch KOH dư thu được dung dịch chứa 84,75 gam muối. Giá trị của m là?
A. 65,55. B. 55,65.
C. 56,25. D. 66,75.
Câu 31: Đun nóng m gam hỗn hợp gồm glyxin và alanin thu được m1 gam hỗn hợp Y gồm các đi peptit mạch hở. Nếu dun nóng 2m gam X trên thu được m2 gam hỗn hợp Z gồm các tetrapeptit mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn m1 gam Y thu được 0,76 gam H2O; nếu đốt cháy hoàn toàn m2 gam Z thì thu được 1,37 mol H2O. Giá trị của m là?
A. 24,18 gam. B. 24,46 gam.
C. 24,60 gam. D. 24,74 gam.
Câu 32: Dung dịch X chứa 0,02 mol Al3+; 0,04 mol Mg2+; 0,04 mol NO3-; x mol Cl- và y mol Cu2+. Cho X tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư, thu được 17,22 gam kết tủa. Mặt khác, cho 170 ml dung dịch NaOH 1M vào X, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là?
A. 5,06. B. 3,30.
C. 4,08. D. 4,86.
Câu 33: Cho dung dịch X chứa các ion: Fe3+, SO4 2-, NH4+, NO3-. Chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau
- Phần 1 tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, được 1,07 gam kết tủa và 0,672 lít khí (đktc).
- Phần 2 tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, được 4,66 gam kết tủa.
Tổng khối lượng các chất tan trong dung dịch X là?
A. 5,50 gam. B. 8,52 gam.
C. 4,26 gam. D. 11,0 gam.
Câu 34: Hòa tan hết 30 gam rắn gồm Mg, MgO, MgCO3 trong HNO3 thấy có 2,15 mol HNO3 phản ứng. Sau khi các phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí NO, CO2 có tỉ khối so với H2 là 18,5 và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 154,0. B. 150,0.
C. 143,0. D. 135,0.
Câu 35: Cho 8,63 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 19,57% về khối lượng) tan hết vào nước thu được dung dịch Y và 1,344 lít H2 (đktc). Cho 320 ml dung dịch HCl 0,75M vào dung dịch Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là?
A. 2,34. B. 1,04.
C. 2,73. D. 5,46.
Câu 36: Đun nóng hỗn hợp X gồm 2 este no, đơn chức vói NaOH thu được 7,36 gam hỗn hợp 2 muối và 3,76 gam hỗn hợp 2 ancol. Lấy hỗn hợp muối đem đốt cháy hoàn toàn, thu toàn bộ sản phẩm khí và hơi cho hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư, khối lượng dung dịch giảm 3,42 gam. Khối lượng của X là?
A. 7,84 gam. B. 7,70 gam.
C. 7,12 gam. D. 7,52 gam.
Câu 37: Cho 22,72 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít khí NO (duy nhất ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 77,44 gam muối khan. Giá trị của V là?
A. 2,688 lít. B. 5,600 lít.
C. 4,480 lít. D. 2,240 lít.
Câu 38: Cho hỗn hợp gồm 0,05 mol HCHO và 0,02 mol HCOOH vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là?
A. 30,24 gam. B. 15,12 gam.
C. 25,92 gam. D. 21,6 gam.
Câu 39: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí CO2 dư vào dung dịch Ca(OH)2
(2) Sục khí NH3 dư vào dung dịch AlCl3
(3) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2
(4) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3
(5) Cho dung dịch HCl vào dung dịch K2SiO3
(6) Cho ure vào dung dịch Ca(OH)2
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là?
A. 4. B. 3.
C. 6. D. 5.
Câu 40: Cho 48,165 gam hỗn hợp X gồm NaNO3, Fe3O4, Fe(NO3)2 và Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 1,68 mol KHSO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 259, 525 gam muối sunfat trung hòa và 3,136 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Biết tỉ khối của Z so với He là 5,5. Phần trăm khối lượng của Al trong X có giá trị gần nhất với trị nào sau đây? Giả sử sự phân li của HSO4- thành ion coi là hoàn toàn.
A. 13,7. B. 13,5.
C. 13,3. D. 14,0.
Lời giải chi tiết
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
C | A | B | A | B |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | A | C | D | C |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
D | A | B | D | A |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
B | B | C | D | B |
26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
C | A | B | D | C |
31 | 32 | 33 | 34 | 35 |
D | C | C | C | A |
36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
Đề kiểm tra giữa học kì 2
Bài 25. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Unit 1: Home Life - Đời sống gia đình
Bài 32. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
Chương 7: Sắt và một số kim loại quan trọng