SHDC
1. Tham gia biểu diễn các tiết mục văn nghệ chào năm mới.
2. Hưởng ứng chủ đề "Năm mới và chi tiêu tiết kiệm".
Phương pháp: HS tham gia biểu diễn theo sự chuẩn bị của nhóm/ lớp hoặc cổ vũ cho các tiết mục văn nghệ và hưởng ứng chủ đề.
Lời giải chi tiết:
2. Học sinh hưởng ứng chủ đề "Năm mới và chi tiêu tiết kiệm"
HĐ 1
1. Đọc bài "Vè mua sắm"
VÈ MUA SẮM
Ve vẻ về ve
Cái vè mua sắm
Hàng hoá nhiều lắm
Nhưng tiền chẳng nhiều
Cân nhắc khi tiêu
Là điều cần nhớ
Muốn không mắc nợ
Mua vừa số tiền
Mua hàng trước tiên
Phải so sánh giá
Chọn loại hàng hoá
Phù hợp với mình
Phù hợp gia đình
Góp phần tiết kiệm
Tiền bạc khó kiếm
Công sức mẹ cha
Vất vả làm ra
Nên cần trân trọng
Bạn ơi hãy học
Tiêu tiền thông minh!
2. Thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Bài vè trên khuyên ta điều gì khi mua sắm?
- Khi mua sắm, em thường quan tâm đến điều gì?
Phương pháp: Học sinh đọc bài "Vè mua sắm" và vận dụng trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
2.
- Bài vè khuyên chúng ta khi đi mua sắm cần phải cân nhắc chi tiêu, mua vừa số tiền, phải so sánh giá, chọn loại hàng hóa phù hợp với mình và gia đình.
- Khi mua sắm, em chú ý đến chất lượng hàng hóa và giá tiền.
HĐ 2
1. Nêu những cách em tiết kiệm tiền và sử dụng số tiền tiết kiệm đó.
2. Quan sát tranh và nêu suy nghĩ của em về lợi ích của tiết kiệm.
Phương pháp: Dựa vào tranh vẽ; tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
1. Em tiết kiệm kiệm tiết bằng cách bỏ tiền vào ống heo, tái sử dụng đồ dùng học tập, hạn chế ăn quà vặt,... Em sử dụng số tiền tiết kiệm để mua quần áo mới và dụng cụ học tập.
2. Tranh 1: Tiết kiệm để mua sắm những tài sản lớn, nhỏ trong gia đình như mua nhà, mua xe máy, ô tô,...
Tranh 2: Tiết kiệm để sử dụng vào những lúc ốm đau, bệnh tật,...
Tranh 3: Tiết kiệm để sử dụng khi nghỉ hưu, về già.
Tranh 3: Tiết kiệm để làm từ thiện, giúp đỡ những người khó khăn.
Lợi ích của tiết kiệm: Một khoản tiết kiệm sẽ giúp chúng ta xoay sở trong những hoàn cảnh khó khăn bất ngờ ập tới như giúp đỡ người thân, ốm đau bệnh tật, sự cố trong công việc, hoặc khi mất sức lao động
SHL
1. Kể những việc làm gây lãng phí trong cuộc sống hàng ngày.
2. Trao đổi về những việc cần làm để tránh lãng phí trong gia đình.
Phương pháp: Tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
1. Những việc làm gây lãng phí trong cuộc sống hàng ngày:
Để thừa đồ ăn, đồ uống
Mua sắm theo phong trào, ý thích
Thường xuyên đi ăn ngoài
Mua vé số
2. Những việc cần làm để tránh lãng phí trong gia đình:
Chỉ mua hoặc thay đồ dùng mới khi đồ dùng cũ đã hỏng
Mua sắm theo nhu cầu
Sử dụng đồ tái chế
Hạn chế đi ăn ngoài, chủ động nấu ăn tại nhà
Ôn tập học kì 1
Chủ đề 3. Làm việc khoa học
Chủ đề: Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn
SGK Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1
Unit 4: School activities