SHDC
1. Nghe giới thiệu về trò chơi dân gian của một số dân tộc nhân dịp Tết truyền thống: ném còn, đấu vật, đẩy gậy, đánh đu,...
2. Tham gia và cổ vũ một số trò chơi dân gian.
Phương pháp: Chú ý lắng nghe giới thiệu và tham gia cổ vũ trò chơi dân gian.
Lời giải chi tiết:
Học sinh nghe giới thiệu về trò chơi dân gian của một số dân tộc nhân dịp Tết truyền thống và tham gia, cổ vũ một số trò chơi dân gian.
HĐ 5
1. Chia sẻ phiếu so sánh giá của một số mặt hàng phổ biến thường được sử dụng trong dịp đón năm mới.
2. Thực hiện so sánh giá của một số mặt hàng dựa trên phiếu so sánh của các thành viên trong lớp.
Phương pháp: Sử dụng phiếu so sánh của phần Sinh hoạt lớp tuần 18 để thực hiện.
Lời giải chi tiết:
Học sinh thực hiện chia sẻ phiếu so sánh giá của một số mặt hàng phổ biến thường được sử dụng trong dịp đón năm mới với cả lớp.
HĐ 6
1. Sắm vai xử lí các tình huống sau:
Tình huống 1: Lan đang có tiền tiết kiệm là 15 000 đồng. Lan muốn dùng số tiền tiết kiệm để mua một chiếc thước kẻ thay cho chiếc đã gãy. Ra cửa hàng tạp hoá,có rất nhiều loại thước kẻ với mẫu mã và giá cả khác nhau. Loại có nhiều màu sắc bắt mắt giá 15 000 đồng, loại không có màu sắc nhưng mẫu mã tương tự giá chỉ 10 000 đồng. Lan đang phân vân không biết mua loại nào. Nếu là Lan, em sẽ chọn mua chiếc thước kẻ nào? Vì sao?
Tình huống 2: Phúc được bố cho đi chơi chợ Xuân để mua đào, quất trang trí nhà trong dịp Tết. Phúc thấy có nhiều cây đào to, nở hoa rất đẹp nhưng khá đắt. Còn cành đào cũng có đầy đủ lá, hoa, nụ, chổi non thì giá rẻ hơn. Nếu là Phúc, em sẽ tư vấn cho bố mua loại nào? Vì sao?
2. Chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của em sau khi xử lí tình huống.
Phương pháp: Dựa vào tranh vẽ; tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
1. Tình huống 1: Nếu là Lan, em sẽ chọn mua loại 10000 đồng bởi vì công dụng của hai chiếc đều giống nhau.
Tình huống 2: Em sẽ tư vấn bố mua cành đào. Bởi dùng một khoản tiền lớn để mua hẳn một cây đào mà chỉ sử dụng trong mấy ngày tết thì quá lãng phí.
2. Em nghĩ là nếu mình có thể tiết kiệm được thì hãy tiết kiệm nhất có thể.
SHL
1. Chơi trò chơi "Sắm Tết"
2. Trao đổi cách em lựa chọn mua những món hàng nhân dịp Tết.
Phương pháp: Học sinh tham gia trò chơi "Sắm Tết" theo các nhóm nhỏ và thảo luận cùng mọi người.
Lời giải chi tiết:
2. Vì dịp Tết cần phải mua sắm nhiều thứ nên em sẽ lên danh mục các đồ cần mua để lúc đi mua sắm không bị lố. Bên cạnh đó, em quan tâm đến mẫu mã và giá cả. Nếu giá cả phải chăng thì em sẽ mua.
Bài tập phát triển năng lực Toán - Tập 1
Unit 11. What time is it?
Bài tập cuối tuần 32
Bài tập cuối tuần 9
Chủ đề 1. Âm thanh ngày mới