SHDC
1. Lắng nghe chia sẻ của người phụ nữ tiêu biểu của địa phương.
2. Nêu ấn tượng của em về những hoạt động trong buổi giao lưu.
Phương pháp: Học sinh lắng nghe và ghi nhớ những điều các cô chia sẻ, học được sau buổi giao lưu.
Lời giải chi tiết:
1. Học sinh tìm hiểu những người phụ nữ tiêu biểu ở địa phương em như: bác chủ tịch xã, cô hội trưởng hội phụ nữ, cô hiệu phó trường…
2. Ấn tượng của em: buổi giao lưu rất thú vị và bổ ích.
HĐ 5
1. Kể lại một tình huống em đã thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của bản thân trong ứng xử với các thành viên trong gia đình
2. Nêu cảm nghĩ của em về tình huống mà bạn chia sẻ
Phương pháp: Dựa vào gợi ý trang 71 SGK; tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Gợi ý: Cảm xúc tức giận
Em đi học và phát hiện em gái 3 tuổi của em dùng bút màu vẽ vào vở của em. Em đã rất tức giận.
HĐ 6
1. Nhận xét về cách thể hiện cảm xúc, suy nghĩ với các thành viên trong gia đình của các bạn trong mỗi câu chuyện sau.
Câu chuyện 1: Mẹ mua cho em An một chiếc áo mới. Linh chợt nghĩ: "Mẹ lúc nào cũng chiều chuộng con trai". Linh đang định quay đi thì mẹ gọi lại và đưa cho Linh hộp bút màu mà em luôn mơ ước. Linh rất vui, nhưng xấu hồ vì đã nghĩ sai về mẹ và tự hứa sẽ yêu thương em An nhiều hơn.
Câu chuyện 2: Dũng mở máy tính của anh trai ra nghịch và lỡ tay xoá mất một thư mục trên màn hình mà không biết làm thế nào để khôi phục lại. Dũng rất lo lắng và nghĩ: "Nếu anh có hỏi thì mình sẽ nói là mình không biết”2. Tổng hợp những việc em có thể thực hiện để tạo sự gắn kết yêu thương với người thân trong gia đình.
2. Nếu là các bạn trong những câu chuyện trên, em sẽ điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của mình như thế nào? Vì sao?
Phương pháp: Tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
1.
Câu chuyện 1:
Linh nghĩ mẹ chiều em hơn mình, có chút ghen tị với em An
Linh thấy xấu hổ vì nghĩ sai và tự hứa sẽ yêu thương em nhiều hơn
Câu chuyện 2:
Dũng lỡ tay xóa mất một thư mục trên màn hình máy tính của anh trai
Dũng rất lo lắng và nghĩ là sẽ không nhận lỗi, coi như mình không biết chuyện này.
2.
Nếu là Linh, em sẽ luôn nghĩ rằng mẹ yêu thương hai chị em như nhau.
Nếu là Dũng, em sẽ nhận lỗi với anh trai.
SHL
1. Tham gia chơi trò chơi theo nhóm.
Cách chơi:
- Mỗi nhóm chọn một mảnh ghép bất kì có nội dung điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ về người thân trong gia đình;
- Trả lời được câu hỏi thì mảnh ghép sẽ mở ra;
- Nhóm nào trả lời được nhiều câu hơn sẽ thắng cuộc.
2. Nêu cảm nhận của em sau khi chơi.
Phương pháp: Học sinh tham gia chơi trò chơi theo nhóm và nêu cảm nhận của bản thân.
Lời giải chi tiết:
2. Cảm nhận: Em thấy trò chơi rất vui, thú vị và bổ ích, giúp điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ về người thân trong gia đình và giúp mọi người gắn kết với nhau hơn.
Chủ đề 4. Tôn trọng tài sản của người khác
Chủ đề 3. Yêu lao động
Đề thi học kì 1 - Toán 4
Vùng Tây Nguyên
Chủ đề 4. Ứng xử nơi công cộng