1. Mùa xuân nho nhỏ
2. Thực hành tiếng Việt trang 50
3. Gò me
4. Thực hành tiếng Việt trang 52
5. Bài thơ "Đường núi" của Nguyễn Đình Thi
6. Chiều biên giới
7. Thực hành viết trang 56
8. Thực hành nói và nghe trang 57
9. Thực hành củng cố, mở rộng trang 58
10. Thực hành đọc mở rộng trang 59
1. Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt
2. Thực hành tiếng Việt trang 62
3. Chuyện cơm hến
4. Thực hành tiếng Việt trang 66
5. Hội lồng tồng
6. Những khuôn cửa dấu yêu
7. Thực hành viết trang 69
8. Thực hành nói và nghe trang 71
9. Thực hành củng cố, mở rộng
10. Thực hành đọc mở rộng trang 74
11. Ôn tập kiến thức kì 1
12. Phiếu học tập số 1
13. Phiếu học tập 2
Bài tập 1
Bài tập 1 (trang 4 VTH Ngữ văn lớp 7, Tập 1)
Đề tài và ngôi kể của truyện “Bầy chim chìa vôi”:
- Đề tài: ………………….
- Ngôi kể: ………………..
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản Bầy chim chìa vôi trong SGK trang 11 – 16
Lời giải chi tiết:
Đề tài và ngôi kể của truyện “Bầy chim chìa vôi”:
- Đề tài: trẻ em (tuổi thơ và thiên nhiên)
- Ngôi kể: ngôi thứ ba
Bài tập 2
Bài tập 2 (trang 4 VTH Ngữ văn lớp 7, Tập 1)
Điền 3 câu văn phù hợp ở phần (1) văn bản “Bầy chim chìa vôi” vào bảng sau:
STT | Lời người kể chuyện | Lời nhận vật |
1 |
|
|
2 |
|
|
3 |
|
|
Phương pháp giải:
Em xác định lời của người kể chuyện và lời của nhân vật trong đoạn trích:
- Lời của người kể chuyện là lời dẫn, giải thích, mô tả thêm.
- Lời của nhân vật là lời nói trực tiếp của hai anh em
Lời giải chi tiết:
STT | Lời người kể chuyện | Lời nhận vật |
1 | Khoảng hai giờ sáng Mon tỉnh giấc. Nó xoay mình sang phía anh nó, thì thào gọi. | Anh Mên ơi, anh Mên!
|
2 | Thằng Mên hỏi lại, giọng nó ráo hoảnh như đã thức dậy từ lâu lắm rồi.
| Gì đấy? Mày không ngủ à?
|
3 | Hai đứa bé nằm trong chiếc chăn dạ đã rách nhiều chỗ thì thầm nói chuyện.
| “Em sợ những con chim chìa vôi con bị chết đuổi mất”
|
Bài tập 3
Bài tập 3 (trang 4 VTH Ngữ văn lớp 7, Tập 1)
Đọc phần (1) văn bản bầy chim chìa vôi trong SGK (tr.11-12) và điền các thông tin phù hợp:
1. Khi tỉnh giấc lúc nửa đêm, hai anh em Mên và Mon nói chuyện với nhau về:
2. Chi tiết được lặp lại trong cuộc trò chuyện của hai nhân vật Mên và Mon:
3. Từ nội dung cuộc trò chuyện, có thể thấy điều khiến Mên và Mon lo lắng là:
Phương pháp giải:
Đọc phần (1) văn bản bầy chim chìa vôi trong SGK (tr.11-12) đặc biệt là những lời đối thoại lúc nửa đêm của hai anh em Mên và Mon để tìm chi tiết phù hợp
Lời giải chi tiết:
1. Khi tỉnh giấc lúc nửa đêm, hai anh em Mên và Mon nói chuyện với nhau về:
- Khi tỉnh giấc lúc nửa đêm, hai anh em Mên và Mon nói chuyện với nhau về:Khoảng hai giờ sáng, Mon hỏi anh Mên rất nhiều câu hỏi: về mưa có to không, nước sông lên có to không, bãi cát giữa sông đã ngập chưa, và hai anh em sợ rằng những con chim chìa vôi non sẽ bị chết đuối.
2. Chi tiết được lặp lại trong cuộc trò chuyện của hai nhân vật Mên và Mon:
- Là cụm từ “Thế anh bảo”
3. Từ nội dung cuộc trò chuyện, có thể thấy điều khiến Mên và Mon lo lắng là:
- Hai anh em sợ rằng những con chim chìa vôi non có thể bị chết đuối.
Bài tập 4
Bài tập 4 (trang 5 VTH Ngữ văn lớp 7, Tập 1)
Đọc phần (2) văn bản Bầy chim chìa vôi trong SGK (tr13 14) và thực hiện các yêu cầu:
1. Ghi lại những lời nói của nhân vật Mon có liên quan đến bầy chim chìa vôi:
2. Những lời nói thể hiện đặc điểm nổi bật trong tính cách của nhân vật Mon:
Phương pháp giải:
Đọc phần cuộc đối thoại đoạn (2) trong văn bản. Từ cuộc đối thoại thông qua những chi tiết em hãy tìm ra những lời nói và từ đó rút ra tính cách của nhân vật Mon.
Lời giải chi tiết:
1. Những lời nói của nhân vật Mon có liên quan đến bầy chim chìa vôi:
+ Em sợ những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất.
+ Thế anh bảo chúng nó có bơi được không?
2. Trong cuộc trờ chuyện ở phần (2), Mon đã nói với Mên việc mình lấy trộm và thả con cá bống của bố vào chỗ cống sông và rủ Mên ra sông mang tổ chim vào bờ vì lo lắng chúng sẽ bị ngập.
=> Những lời nói thể hiện đặc điểm nổi bật trong tính cách của nhân vật Mon là một người sống tình cảm, biết yêu thương quan tâm đến mọi thứ xung quanh đặc biệt là tình yêu đối với động vật, với thế giới tự nhiên.
Bài tập 5
Bài tập 5 (trang 5 VTH Ngữ văn lớp 7, Tập 1)
Đọc đoạn văn từ Trôi đến đoạn sông đến cùng chạy ngược lên đoạn bờ sông đối diện với dải cát trong SGK (tr.14) và điền nội dung phù hợp vào bảng sau:
Phương pháp giải:
Đọc đoạn văn từ Trôi đến đoạn sông đến cùng chạy ngược lên đoạn bờ sông đối diện với dải cát trong SGK (tr.14) tìm ra những chi tiết :
- Lời nói
- Cử chỉ, hành động
=> Từ đó rút ra đặc điểm tính cách của nhân vật Mến.
Lời giải chi tiết:
Bài tập 6
Bài tập 6 (trang 6 VTH Ngữ văn lớp 7, Tập 1)
Đọc đoạn văn từ Khi ánh bình minh đã đủ sáng đến vẫn đứng không nhúc nhích trong SGK (tr 15-16) và điền các nội dung phù hợp:
1. Các chi tiết miêu tả bầy chim chìa vôi:
- Chim bố và chim mẹ:
- Bầy chim non:
2. Cảm nhận của em về chi tiết để lại ấn tượng nhất:
Phương pháp giải:
Đọc đoạn văn từ Khi ánh bình minh đã đủ sáng đến vẫn đứng không nhúc nhích trong SGK (tr 15-16) tìm chi tiết miêu tả bầy chim chìa vôi từ đó nêu cảm nhận của em.
Lời giải chi tiết:
1. Các chi tiết miêu tả bầy chim chìa vôi:
- Chim bố và chim mẹ: dẫn bầy chim non tránh nước, đập cánh theo đàn con và dẫn chứng đi.
- Bầy chim non: nhảy lò cò trên những đôi chân mảnh dẻ chưa thật cứng cáp và đập cánh suốt đêm.
2. Cảm nhận của em về chi tiết để lại ấn tượng nhất:
Khi đọc đoạn văn miêu tả khung cảnh bãi sông trong buổi bình minh, em có ấn tượng nhất với chi tiết: “Từ mặt nước sông, những cánh chim bé bỏng và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước khổng lồ bay lên.” Vì đây là một cảnh tượng theo người kể chuyện thì “như huyền thoại hiện ra”. Thật vậy, dù trong dòng nước hiểm nguy, những chú chim chìa vôi vẫn có thể chọn đúng thời điểm để cất cánh bay lên.
Bài tập 7
Bài tập 7 (trang 6 VTH Ngữ văn lớp 7, Tập 1)
Theo em, hai anh em Mên và Mon khóc khi ngắm nhìn cảnh tượng bầy chim chìa vôi cất cánh bay lên trong buổi bình minh vì:
Phương pháp giải:
Em liên kết với tất cả các sự việc, hành động của Mên và Mon để lí giải tại sao nhân vật lại khóc
Lời giải chi tiết:
Trong đoạn kết của truyện, Mên và Mon hình như không hiểu rõ vì sao mình lại khóc. Có thể vì hai đứa trẻ với trái tim đầy yêu thương ấy lần đầu chứng kiến trọn vẹn một cuộc hành trình cất cánh của những chú chim non. Từ cảm xúc lo lắng, sợ hãi cho đến khi vỡ oà trước cảnh tượng tấm thân bé bỏng của con chim vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên
Bài tập 8
Bài tập 8 (trang 6 VTH Ngữ văn lớp 7, Tập 1)
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại sự việc bầy chim chìa vôi bay lên khỏi bãi sông bằng lời của nhân vật Mon hoặc Mên (ngôi kể thứ nhất)
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ sự việc con chim chìa vôi bay lên khỏi bãi sông để hiểu sự việc. Từ đó em hóa thân thành Mon hoặc Mên để kể lại sự việc đó theo ngôi kể thứ nhất.
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo 1:
Bầy chim đã bay lên, tôi thấy mặt trời như lên nhanh hơn mọi ngày và mưa đã đột ngột tạnh hẳn. Bỗng một con chim đuối sức, rơi xuống như một chiếc lá. Tôi và anh Mên hết sức lo lắng, hồi hộp. Nhưng rồi khi đôi chân mảnh dẻ và run rẩy của con chim non chạm vào mặt sông thì đôi cánh của nó đập một nhịp quyết định, tấm thân bé bỏng của nó vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao. Tôi im lặng như nín thở, chỉ có tiếng đập cánh quyết liệt của bầy chim non. Chúng đã thực hiện xong chuyến bay đầu tiên quan trọng nhất trong đời. Cuối cùng chúng đã hạ xuống bên một lùm dứa dại bờ sông, hai anh em tôi vẫn đứng không nhúc nhích.
Bài tham khảo 2:
Tôi cùng anh Mên đứng một bên để quan sát quá trình những con chim chìa vôi non bay lên cao. Khi bình minh lên soi sáng những hạt cát ven sông thì những cánh chim chìa vôi non bé bỏng, ướt át bứt ra khỏi mặt nước, dương cao đôi cánh bay lên trời cao. Chúng đến phần cao nhất của dải cát, nhảy lò cò trên những đôi chân mảnh dẻ chưa thật sự cứng cáp. Sau một quá trình đó thì cuối cùng những chú chim chìa vôi non đã bay lên trên bầu trời. Đột nhiên, một chú chim chìa vôi non đã mất đà do đuối sức, đôi cánh của nó dừng lại, rơi như một chiếc lá, thế nhưng nó vẫn kiên cường dùng sức lực của chính bản thân mình để bay lên hòa mình với bầy đàn. Cuối cùng bầy chim non đã thực hiện xong chuyến bay quan trọng đầu tiên trong cuộc đời mình
Phần 2. Năng lượng và sự biến đổi
Unit 7. Transportation
Bài 5. Từng bước hoàn thiện bản thân
Đề thi giữa kì 1
Unit 6. Be green
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7