1. Mùa xuân nho nhỏ
2. Thực hành tiếng Việt trang 50
3. Gò me
4. Thực hành tiếng Việt trang 52
5. Bài thơ "Đường núi" của Nguyễn Đình Thi
6. Chiều biên giới
7. Thực hành viết trang 56
8. Thực hành nói và nghe trang 57
9. Thực hành củng cố, mở rộng trang 58
10. Thực hành đọc mở rộng trang 59
1. Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt
2. Thực hành tiếng Việt trang 62
3. Chuyện cơm hến
4. Thực hành tiếng Việt trang 66
5. Hội lồng tồng
6. Những khuôn cửa dấu yêu
7. Thực hành viết trang 69
8. Thực hành nói và nghe trang 71
9. Thực hành củng cố, mở rộng
10. Thực hành đọc mở rộng trang 74
11. Ôn tập kiến thức kì 1
12. Phiếu học tập số 1
13. Phiếu học tập 2
Bài tập 1
Bài tập 1 (trang 50 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1)
Nghĩa của từ lộc trong những dòng thơ Lộc giắt đầy bên lưng và lộc trải dài nương mạ:
Nghĩa của từ đi trong những dòng thơ Đất nước như vì sao/ Cứ đi lên phía trước.
Nghĩa của từ làm trong những dòng thơ Ta làm con chim hót/ Ta làm một cành hoa.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các câu thơ, đặt từ ngữ in đậm trong bối cảnh bài thơ để giải thích nghĩa cho phù hợp nhất
Lời giải chi tiết:
Nghĩa của từ lộc trong những dòng thơ Lộc giắt đầy bên lưng và lộc trải dài nương mạ:
- Trong từ điển, từ lộc có nghĩa là chồi lá non.
- Hình ảnh “lộc” trong đoạn thơ có thể hiểu: vừa có nghĩa thực là chồi non, lá non vừa có nghĩa ẩn dụ là may mắn, hạnh phúc. Như vậy, với cách sử dụng từ lộc nhà thơ Thanh Hải đã diễn tả được: Người cầm súng như mang theo sức xuân trên đường hành quân, người ra đồng như gieo mùa xuân trên từng nương mạ. Chính người cầm súng và người ra đồng đã làm nên mùa xuân hạnh phúc cho đất nước.
Nghĩa của từ đi trong những dòng thơ Đất nước như vì sao/ Cứ đi lên phía trước.
- Từ “đi” theo nghĩa thông thường có thể hiểu là hành động di chuyển đến chỗ khác bằng đôi chân của con người.
- Nhưng khi đặt trong bối cảnh đoạn thơ trên có thể hiểu “đi” ở đây là sự phát triển tiến tới không ngừng của đất nước. Với việc sử dụng từ đi, nhà thơ đã thể hiện được niềm tin vào bước tiến vững vàng của đất nước trong tương lai.
Nghĩa của từ làm trong những dòng thơ Ta làm con chim hót/ Ta làm một cành hoa.
- Từ “làm” theo nghĩa thông thường được hiểu là hành động dùng công sức vào những việc khác nhau, nhằm một mục đích nhất định nào đó. Còn từ “làm” trong văn bản có nghĩa là hóa thành, biến thành. Nhà thơ Thanh Hải đã thể hiện ước nguyện hóa thân thành con chim hót, thành một cành hoa... để dâng hiến cho cuộc đời, làm đẹp cho đời.
Bài tập 2
Bài tập 2 (trang 50 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1)
Từ giọt trong đoạn Ơi, con chim chiền chiện/ Hót chi mà vang trời/ Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng có thể hiểu nghĩa như sau:
Lí do em hiểu như vậy:
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ và giải nghĩa từ “giọt” theo bối cảnh của bài thơ.
Lời giải chi tiết:
Từ giọt trong đoạn Ơi, con chim chiền chiện/ Hót chi mà vang trời/ Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng có thể hiểu nghĩa như sau: Trong ngữ cảnh trên, có thể chọn cách hiểu thứ ba “giọt âm thanh”.
Lí do em hiểu như vậy: Vì tác giat cảm nhận tiếng chim không chỉ bằng thính giác mà còn bằng thị giác bà xúc giác, âm thanh tiếng chim đã được cảm nhận hết sức tinh tế.
Bài tập 3
Bài tập 3 (trang 50 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1)
Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, biện pháp tu từ có vị trí nổi bật nhất là:
Tác dụng của biện pháp tu từ đó:
Phương pháp giải:
Nhớ lại những biện pháp tu từ xuất hiện trong bài và chọn biện pháp nổi bật nhất
Lời giải chi tiết:
Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, biện pháp tu từ điệp ngữ có vị trí nổi bật nhất. Việc sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ trước hết là tạo nhịp điệu cho câu thơ, thứ hai nó nhấn mạnh ước mong của nhà thơ dành cho cuộc sống, cho đất nước.
Unit 8. Festivals around the world
Chủ đề 7: Em với thiên nhiên và môi trường
Unit 9: Future transport
Unit 11: Travelling in the Future
Chương 8. Tam giác
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7