1. Mùa xuân nho nhỏ
2. Thực hành tiếng Việt trang 50
3. Gò me
4. Thực hành tiếng Việt trang 52
5. Bài thơ "Đường núi" của Nguyễn Đình Thi
6. Chiều biên giới
7. Thực hành viết trang 56
8. Thực hành nói và nghe trang 57
9. Thực hành củng cố, mở rộng trang 58
10. Thực hành đọc mở rộng trang 59
1. Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt
2. Thực hành tiếng Việt trang 62
3. Chuyện cơm hến
4. Thực hành tiếng Việt trang 66
5. Hội lồng tồng
6. Những khuôn cửa dấu yêu
7. Thực hành viết trang 69
8. Thực hành nói và nghe trang 71
9. Thực hành củng cố, mở rộng
10. Thực hành đọc mở rộng trang 74
11. Ôn tập kiến thức kì 1
12. Phiếu học tập số 1
13. Phiếu học tập 2
Bài tập 1
Bài tập 1 (trang 37 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1)
Đọc văn bản và điền thông tin vào các ô trong bảng:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, chú ý lời kể của nhân vật “tôi” ở phần (1),(2),(3),(4)
Lời giải chi tiết:
Phần (1) | Phần (2) |
- Phần này kể về: Bức thư trở về làng vào ngày vui. - Người kể chuyện là:người kể chuyện là người hoạ sĩ, ngôi thứ nhất. | - Phần này kể về: Kí ức về thầy giáo cũ - Người kể chuyện là: người kể chuyện là An – tư – nai, ngôi thứ nhất. |
Phần (3) | Phần (4) |
- Phần này kể về: Kí ức về mùa đông với trận mua tuyết đầu mùa, thầy Đuy-sen đã bế các em ra suối. - Người kể chuyện là:người kể chuyện là An – tư – nai, ngôi thứ nhất. | - Phần này kể về: Bức tranh “Người thầy đầu tiên.” - Người kể chuyện là:người kể chuyện là người hoạ sĩ: ngôi thứ nhất. |
Bài tập 2
Bài tập 2 (trang 37 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1)
Mối quan hệ giữa các nhân vật người kể chuyện trong văn bản.
Phương pháp giải:
Xác định người kể chuyện và chỉ ra mối quan hệ giữa các nhân vật
Lời giải chi tiết:
- Các nhân vật người kể chuyện trong đoạn trích là đồng hương với nhau.
Bài tập 3
Bài tập 3 (trang 37 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1)
Đọc phần (2) của văn bản trong SGK (tr.66-67) và hình dung về hoàn cảnh sống của An-tư-nai:
Những lời nói của An-tư-nai và các bạn giúp em có hình dung:
Lời giải chi tiết:
Hoàn cảnh sống của An – tư – nai: mồ côi, phải sống với gia đình chú thím, bị cấm đoán và đối xử độc ác.
Những lời nói của An-tư-nai và các bạn giúp em có hình dung:
- “Chị ấy mồ côi ạ, chị ấy ở với chú thím.” – Mấy đứa bạn tôi đỡ lời.
- “Nếu thím em cho đi thì em sẽ đi.”
- “Sao thím em lại không cho, thế nào cũng cho chứ. Vậy tên em là gì?”
Bài tập 4
Bài tập 4 (trang 38 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1)
Đọc phần (3) của văn bản trong SGK (tr.67-70) và thực hiện các yêu cầu:
1. Điền các thông tin theo gợi dẫn:
Hành động của thầy Đuy-sen khi các em học sinh không thể lội qua con suối lạnh: | Thái độ của thầy Đuy-sen trước những lời lăng mạ của bọn nhà giàu |
Hành động của thầy Đuy sen khi An-tư-nai bị ngã xuống dòng nước: | Lời động viên, khen ngợi của thầy với An-tư-nai: |
2. Từ sơ đồ trên, khái quát đặc điểm tính cách nhân vật thầy Đuy-sen
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần (3), chú ý những chi tiết về thầy Đuy-sen
Lời giải chi tiết:
1. Điền các thông tin theo gợi dẫn:
Hành động của thầy Đuy-sen khi các em học sinh không thể lội qua con suối lạnh:Thầy Đuy – sen bế các em qua suối. Lưng thì cõng, tay thì bế và cứ như thế thầy lần lượt đưa hết các em sang. | Thái độ của thầy Đuy-sen trước những lời lăng mạ của bọn nhà giàu: Thầy Đuy – sen thì dường như không để ý đến những lời lăng mạ đó, coi như không nghe thấy gì hết. |
Hành động của thầy Đuy sen khi An-tư-nai bị ngã xuống dòng nước:Thầy Đuy – sen lẳng tảng đá đi, nhảy ngay lại bên tôi, đỡ tôi lên tay, rồi bế tôi chạy lên bờ và lót chiếc áo choàng đặt tôi ngồi vào đấy. | Lời động viên, khen ngợi của thầy với An-tư-nai:“An – tư – nai, em ngồi đây cho ấm, đừng xuống nữa. Một mình thầy làm cũng đủ.”; “Thế nào, cô em giúp việc, đã đỡ rét chưa? Khoác cái áo choàng lên, thế … thế!; “Dòng suối trong trẻo của thầy – em thông minh lắm” |
2. Từ sơ đồ trên, khái quát đặc điểm tính cách nhân vật thầy Đuy-sen: cẩn thận, tỉ mỉ, chăm chút, yêu thương học trò.
Bài tập 5
Bài tập 5 (trang 38 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1)
Tình cảm của An-tư-nai dành cho thầy Đuy-sen.
Những thay đổi của cuộc đời An-tư-nai nhờ thầy Đuy-sen.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần (3), (4)
Lời giải chi tiết:
- An – tư – nai đã dành cho thầy Đuy – san tình cảm rất mãnh liệt, cô bé còn có ước mơ thầy giáo là anh trai của mình để bá cổ, nhắm nghiền mắt, thủ thỉ.
- Nhờ “người thầy đầu tiên” ấy, cuộc đời An – tư – nai đã thay đổi, cô lên thành phố học và trở thành viện sĩ.
Bài tập 6
Bài tập 6 (trang 38 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1)
Ở phần (4), nhân vật người họa sĩ đã có những ý tưởng cho bức tranh thầy Đuy-sen
Ý tưởng của người họa sĩ mà em ủng hộ (Nên vẽ hình ảnh nào? Đặt tên bức tranh là gì? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần (4)
Lời giải chi tiết:
- Ở phần (4), nhân vật người hoạ sĩ đã có những ý tưởng gì cho bức tranh vẽ thầy Đuy – sen:
+ Vẽ hai cây phong của thầy Đuy – sen và An – tư – nai
+ Vẽ lúc Đuy – sen bế trẻ con qua con suối
+ Vẽ người thầy giáo tiễn An – tư – nai lên tỉnh.
- Em ủng hộ ý tưởng thứ hai của người hoạ sĩ: vẽ lúc Đuy – sen bé trẻ con qua con suối và cạnh đấy, trên những con ngựa no nê hung dữ, những con người đần độn, mũ lông cáo đỏ đi qua đang chế giễu ông.
Bài tập 7
Bài tập 7 (trang 38 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1)
Tác dụng của việc nhà văn thay đổi kiểu người kể chuyện ở các phần trong văn bản:
Phương pháp giải:
Theo dõi sự chuyển đổi lời kể của nhà văn để thấy được tác dụng của sự thay đổi đó
Lời giải chi tiết:
Theo em, cách nhà văn thay đổi kiểu người kể chuyện ở các phần trong đoạn trích có tác dụng là giúp cho người đọc có cái nhìn khách quan về câu chuyện, đồng thời việc hiểu câu chuyện dưới nhiều góc nhìn khác nhau làm cho cốt truyện trở lên phong phú, hấp dẫn.
Bài tập 8
Bài tập 8 (trang 39 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1)
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần (1), (4) và xác định nội dung chính, sau đó dùng lời kể chuyện ngôi thứ ba để kể lại
Lời giải chi tiết:
Kể lại phần (1):
Mùa thu năm ngoái, người họa sĩ nhận được một bức thư điện từ làng gửi đến mời ông về dự buổi khánh thành ngôi trường mới. Ông sẽ về làng dạo quanh, ngắm cảnh và vẽ ít bức kí họa. Ở đó ông gặp bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va. Bà đã viết cho ông một bức thư khi ông trở về thành phố. Bà An-tư-nai đã nhờ người họa sĩ kể lại câu chuyện cuộc đời bà cho mọi người, nhất là lứa tuổi trẻ. Và ông đã quyết định sẽ kể câu chuyện đó.
Kể lại phần (4):
Người họa sĩ đã nhiều lần vẽ đi vẽ lại bức kí họa. Ông đi đi lại lại trong cảnh tĩnh mịch của buổi lê minh và cứ suy nghĩ mãi, bức tranh của ông mới chỉ là một ý đồ. Ông đã nghĩ ra nhiều ý tưởng để vẽ Người thầy đầu tiên. Đó là vẽ hai cây phong của Đuy-sen và An-tư-nai, hoặc vẽ một đứa bé đi chân không, da rám nắng, hoặc lúc Đuy-sen bế trẻ con qua suối trên những con ngựa nô nê hung dữ, những con người đần độn chế giễu ông, hoặc vẽ người thầy giáo tiễn An-tư-nai lên tỉnh.
Bài 5
Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch
Chủ đề 6. Từ
Đề kiểm tra giữa học kì 1
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7