1. Mùa xuân nho nhỏ
2. Thực hành tiếng Việt trang 50
3. Gò me
4. Thực hành tiếng Việt trang 52
5. Bài thơ "Đường núi" của Nguyễn Đình Thi
6. Chiều biên giới
7. Thực hành viết trang 56
8. Thực hành nói và nghe trang 57
9. Thực hành củng cố, mở rộng trang 58
10. Thực hành đọc mở rộng trang 59
1. Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt
2. Thực hành tiếng Việt trang 62
3. Chuyện cơm hến
4. Thực hành tiếng Việt trang 66
5. Hội lồng tồng
6. Những khuôn cửa dấu yêu
7. Thực hành viết trang 69
8. Thực hành nói và nghe trang 71
9. Thực hành củng cố, mở rộng
10. Thực hành đọc mở rộng trang 74
11. Ôn tập kiến thức kì 1
12. Phiếu học tập số 1
13. Phiếu học tập 2
Bài tập 1
Bài tập 1 (trang 50 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1)
Cảnh sắc Gò Me hiện lên qua nỗi nhớ của nhà thơ – một người con phải sống xa quê:
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ toàn văn bản, chú ý liệt kê những cảnh sắc được tác giả khắc họa trong bài.
Lời giải chi tiết:
Qua nỗi nhớ của nhà thơ cảnh sắc Gò Me hiện lên rất chân thực, gần gũi:
- Quê hương trông ra biển
- Có đồn hải đăng tắt, loé đêm đêm
- Có con đê cát đỏ
- Có tiếng leng keng nhạc ngựa
- Có ruộng vây quanh với những bông lúa chín.
- Ao làng có nước trong vắt như mắt người yêu
Bài tập 2
Bài tập 2 (trang 51 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1)
Hình ảnh người dân Gò Me được tác giả khắc họa qua những chi tiết sau:
Cảm nhận của em về con người nơi đây qua những chi tiết đó
Phương pháp giải:
Đọc lại bài thơ, chú ý phần giữa văn bản, liệt kê các chi tiết khắc họa hình ảnh người dân Gò Me
Lời giải chi tiết:
- Hình ảnh người dân Gò Me được tác giả khắc hoạ qua những chi tiết:
+ Những chị, những em má núng đồng tiền
+ Tay tròn, nghiêng nón làm duyên.
+ Véo von điệu hát cổ truyền: “ – Hò … ơ … Trai Biên Hoà luỵ gái Gò Me/ Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò …”
+ Thưở ấu thơ, cắt cỏ, chăn bò, nằm dưới hàng me nghe thổi sáo.
- Những chi tiết đó cho em cảm thấy con người nơi đây rất đẹp, đặc biệt là con gái Gò Me, ngoài ra họ còn vô cùng hiền hậu, chân phương, lạc quan, yêu đời.
Bài tập 3
Bài tập 3 (trang 51 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1)
Nhớ đến Gò Me, tác giả nhớ da diết điệu hò quê hương. Suy nghĩ của em từ việc nhà thơ hai lần dẫn lại câu hò:
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ có chứa những câu hò, hiểu nội dung và trình bày suy nghĩ của mình
Lời giải chi tiết:
Việc nhà thơ hai lần dẫn lại câu đò gợi cho em suy nghĩ về nỗi nhớ quê hương và con người của nhà thơ.
Bài tập 4
Bài tập 4 (trang 51 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1)
Hình ảnh sinh động, giàu sức gợi mà em thích trong bài thơ Gò Me:
Lí do mà em thích hình ảnh đó:
Phương pháp giải:
Đọc lại bài thơ, chú ý những hình ảnh thiên nhiên và con người được nhắc tới và lựa chọn hình ảnh mình thích và giải thích lý do
Lời giải chi tiết:
Em thích hình ảnh người con gái Gò Me má núng đồng tiền, ngồi giã me bên trã để nấu canh chua. Đây là một hình ảnh đại diện cho con gái Gò Me và con người nơi đây: đẹp mà giản dị, chân phương.
Bài tập 5
Bài tập 5 (trang 51 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1)
Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện trong bài thơ:
Phương pháp giải:
Đọc bài thơ và cảm nhận tình yêu thiên nhiên, đất nước được thể hiện trong bài.
Lời giải chi tiết:
Tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện thông qua việc tác giả nhớ lại cảnh sắc và con người nơi đây. Các hình ảnh được hiện lên rất chân thực và sâu sắc. Bằng việc sử dụng biện pháp điệp ngữ, lặp lại câu hò ở cuối bài thơ, tác giả như muốn khẳng định về vẻ đẹp con người nơi đây.
Bài tập 6
Bài tập 6 (trang 51 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1)
Một số tác phẩm mà em đã học, đã đọc cũng lấy tên một cùng đất làm nhan đề bài thơ tương tự bài Gò Me.
Phương pháp giải:
Nhớ lại những bài thơ mà em đã học hoặc đã đọc cũng có nhan đề là tên của một vùng đất nào đó
Lời giải chi tiết:
Một số tác phẩm mà em đã đọc, đã đọc cũng có cách đặt nhan đề tương tự là: Cô Tô (Nguyễn Tuân), Cù Lam Chàm (Nguyễn Mạnh Tuấn), …
Bài tập 7
Bài tập 7 (trang 52 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1)
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thời ấy thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ.
Phương pháp giải:
Gợi ý:
- Em cảm nhận như thế nào về tình cảm của tác giả thể hiện trong đoạn thơ?
- Ngôn ngữ, giọng điệu của đoạn thơ có gì nổi bật?
- Đoạn thơ đã khơi gợi trong em những tình cảm gì đối với quê hướng, đất nước?
Lời giải chi tiết:
Đoạn thơ trên đã quay về quá khứ để thuật lại tuổi thơ đầy dữ dội và dịu êm của tác giả. Mở đầu đoạn thơ là từ cảm thán “Ôi”, nó như nói lên cảm xúc nhớ thương và đầy xúc động. Nhớ về tuổi thơ ấy là nhớ về biết bao kỉ niệm: cắt cỏ, chăn bò, nằm dưới hàng me nghe tre thổi sáo. Trong không gian xanh mát của đồng quê, tiếng lòng của nhà thơ như hoà vào làm một với những cánh bướm, cánh chim chao lượn trên bầu trời. Hai câu thơ cuối đã được tác giả so sánh rất thú vị, nằm dưới hàng me xanh, tác giả ngắm nhìn những quả me non “cong vắt lưỡi liềm”, là “như dải lụa mềm lửng lơ”. Bằng việc sử dụng từ ngữ rất chân thực, giản dị kết hợp bới biện pháp tu từ liệt kê, so sánh, người đọc chắc hẳn cũng đã cảm nhận được nỗi nhớ quê hương tha thiết thông qua việc kể lại tuổi thơ của tác giả.
Chủ đề 2. Em yêu làn điệu dân ca
Chủ đề 8: Tìm hiểu các nghề ở địa phương
Unit 5: Food and Drink
Chương 5. Một số yếu tố thống kê và xác suất
Mở đầu
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7