Bài 1
Tính nhẩm:
a) 34 × 11; b) 11 × 95; c) 82 × 11.
Phương pháp giải:
Áp dụng cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
Lời giải chi tiết:
a) 34 × 11 = ?
Nhẩm: 3 cộng 4 bằng 7 ;
Viết 7 vào giữa hai chữ số của 34, được 374.
Vậy: 34 × 11 = 374.
b) 11 × 95 = ?
Nhẩm: 9 cộng 5 bằng 14 ;
Viết 4 vào giữa hai chữ số của số 95, được 945 ;
Thêm 1 vào 9 của 945, được 1045.
Vậy: 11 × 95 = 1045.
c) 82 × 11 = ?
Nhẩm: 8 cộng 2 bằng 10 ;
Viết 0 vào giữa hai chữ số của số 82, được 802 ;
Thêm 1 vào 8 của số 802 ta được 902.
Vậy: 82 × 11 = 902.
Bài 2
Tìm \(x\) :
a) \(x\) : 11 = 25; b) \(x\) : 11 = 78
Phương pháp giải:
\(x\) ở vị trí số bị chia, muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
Lời giải chi tiết:
a) \(x\) : 11 = 25 b) \(x\) : 11 = 78
\(x\) = 25 × 11 \(x\) = 78 × 11
\(x\) = 275 \(x\) = 858
Bài 3
Khối lớp Bốn xếp thành 17 hàng, mỗi hàng có 11 học sinh. Khối lớp Năm xếp thành 15 hàng, mỗi hàng cũng có 11 học sinh. Hỏi cả hai khối có tất cả bao nhiêu học sinh ?
Phương pháp giải:
Tóm tắt
Khối 4: 17 hàng
Khối 5: 15 hàng
Mỗi hàng: 11 học sinh
Tất cả: .... học sinh?
Phương pháp
- Tính số học sinh của khối lớp Bốn.
- Tính số học sinh của khối lớp Năm.
- Tính số học sinh của cả hai khối.
Lời giải chi tiết:
Số học sinh của khối lớp Bốn là:
11 × 17 = 187 (học sinh)
Số học sinh của khối lớp Năm là:
11 × 15 = 165 (học sinh)
Số học sinh của hai khối lớp là:
187 + 165 = 352 (học sinh)
Đáp số: 352 học sinh.
Cách khác
Cả hai khối xếp thành số hàng là:
17 + 15 = 32 (hàng)
Cả hai khối có tất cả số học sinh là:
11 × 32 = 352 (học sinh)
Đáp số: 352 học sinh.
Bài 4
Phòng họp A có 12 dãy ghế, mỗi dãy ghế có 11 người ngồi. Phòng họp B có 14 dãy ghế, mỗi dãy ghế có 9 người ngồi. Trong các câu dưới đây, câu nào đúng, câu nào sai?
a) Phòng họp A có nhiều hơn phòng họp B 9 người.
b) Phòng họp A có nhiều hơn phòng họp B 6 người.
c) Phòng họp A có ít phòng họp B 6 người.
d) Hai phòng họp có số người như nhau.
Phương pháp giải:
Tính số người của mỗi phòng họp rồi tìm hiệu số người của hai phòng họp.
Lời giải chi tiết:
Phòng họp A có số người là:
11 × 12 = 132 (người)
Phòng họp B có số người là:
9 × 14 = 126 (người)
Ta có: 132 > 126.
Phòng họp A có nhiều người hơn phòng họp B và nhiều hơn số người là :
132 - 126 = 6 (người)
Vậy ta có kết quả như sau: a) Sai; b) Đúng c) Sai; d) Sai.
Lý thuyết
Ví dụ 1: $27 \times 11 = ?$
Đặt tính và tính:
$\begin{array}{*{20}{c}}{\,\,\,\,\, \times \,\,\begin{array}{*{20}{c}}{27}\\{11\,}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,\,\,\,\,\,27\,}\\{\,\,\,\,\,\,\,\,\,27\,\,\,\,\,\,\,}\\\hline{\,\,\,\,297}\end{array}\,\,\,$
Hai tích riêng đều bằng $27$. Khi cộng hai tích riêng, ta chỉ cần cộng hai chữ số của số $27$
$(2 + 7 = 9)$ rồi viết \(9\) vào giữa hai chữ số của $27$.
Từ đó ta có cách nhẩm:
+) $2$ cộng $7$ bằng \(9\);
+) Viết \(9\) vào giữa hai chữ số của $27$, được $297$.
Ví dụ 2: $48 \times 11 = ?$
Đặt tính và tính:
$\begin{array}{*{20}{c}}{ \times \,\,\,\,\begin{array}{*{20}{c}}{48}\\{11\,}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,\,\,48\,}\\{48\,}\\\hline{\,528}\end{array}\,\,\,$
Ta có cách nhẩm:
+) $4$ cộng $8$ bằng \(12\);
+) Viết \(2\) vào giữa hai chữ số của $48$, được $428$.
+) Thêm \(1\) vào \(4\) của \(428\), được \(528\).
Muốn nhân nhẩm một số có hai chữ số với \(11\) ta lấy chữ số hàng chục cộng với chữ số hàng đơn vị:
- Nếu tổng tìm được bé hơn \(10\) thì ta viết tổng vào giữa hai chữ số đã cho.
- Nếu tổng tìm được lớn hơn \(10\) thì ta viết chữ số hàng đơn vị của tổng đó vào giữa hai chữ số đã cho và cộng thêm \(1\) vào chữ số hàng chục của số đã cho.
Unit 7: My family
Đề ôn tập hè Toán 4
Vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Bài 21. Trịnh - Nguyễn phân tranh
Unit 13. Would you like some milk?
SGK Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
STK - Cùng em phát triển năng lực Toán 4
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 4
SGK Toán 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 4 - Cánh Diều
VBT Toán 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Toán 4 - Cánh Diều
VNEN Toán Lớp 4
Vở bài tập Toán Lớp 4
Bài tập cuối tuần Toán Lớp 4
Cùng em học toán Lớp 4
Ôn tập hè Toán Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Toán Lớp 4
Bài tập phát triển năng lực Toán Lớp 4