CHƯƠNG II. BỐN PHÉP TÍNH VỚI CÁC SỐ TỰ NHIÊN. HÌNH HỌC

22. Tính chất giao hoán của phép nhân

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
Lý thuyết

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
Lý thuyết

Bài 1

Viết số thích hợp vào ô trống:

a)   \(4 \times 6 = 6 \times \square\)                      

      \(207 \times 7 = \square \times 207\)

b)   \(3 \times 5 = 5 \times \square\)

      \(2138 \times 9 = \square \times 2138\)

Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân: 

Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.

\(a \times b=b \times a\)

Lời giải chi tiết:

a)  \(4 \times 6 = 6 \times 4\)

     \(207 \times 7 = 7 \times 207\)

b)  \(3 \times 5 = 5 \times 3\)

     \(2138 \times 9 = 9 \times 2138\)

Bài 2

Tính:

a) \(1357 \times 5\)                          b) \(40263 \times 7\)

     \(7 \times 853\)                               \(5 \times 1326\) 

c)  \(23109 \times 8\)

     \(9 \times 1427\)

Phương pháp giải:

Tính theo cách tính phép nhân với số có một chữ số.

Lời giải chi tiết:

a)  \(1357 \times 5 = 6785\)

     \(7 \times 853 = 5971\)   

b)  \(40263 \times 7 = 281841\)

     \(5 \times 1326 =6630\)

c)  \(23109 \times 8 = 184872\)

     \(9 \times 1427 = 12843\)

Bài 3

Tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau:

\(a) \;4 \times 2145\);                          \(b)\;(3 +  2) \times 10287\);

\(c)\; 3964 \times 6\);                          \(d) \;(2100 + 45) \times 4\);

\(e)\;10287 \times 5\);                        \(g)\;(4+ 2) \times (3000 + 964)\)

Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân: 

Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.

\(a \times b=b \times a\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: 

4 x 2145 = 2145 x 4 = (2100 + 45) x 4 

3964 x 6 = 6 x 3964 = (4 + 2) x (3000 + 964)

10287 x 5 = 5 x 10287 = (3 + 2) x 10287

Vậy ta nối (a) với (d);  nối (c) với (g);  nối (b) với (e).

Bài 4

Số ?

a) \(a \times \square= \square\times a = a\)

b) \(a \times \square = \square \times a = 0\)

Phương pháp giải:

- Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân: 

Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.

\(a \times b=b \times a\)

- Số tự nhiên nào nhân với \(1\) cũng bằng chính nó.

- Số tự nhiên nào nhân với \(0\) cũng bằng \(0\).

Lời giải chi tiết:

a) \(a \times 1 = 1 \times a = a\)

b) \(a \times 0 = 0 \times a = 0\) 

Lý thuyết

a) Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:

7 x 5 và 5 x 7

Ta có:                 7 x 5  =35

                          5  x 7 = 35            

Vậy :                  7 x 5 = 5 x 7.

b) So sánh giá trị của hai biểu thức \(a \times b\) và \(b \times a\) trong bảng sau:

Ta thấy giá trị của \(a \times b\) và \(b \times a\) luôn luôn bằng nhau, ta viết:

\(a \times b=b \times a\)

Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi. 

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi