Chia sẻ và đọc: Bà nội, bà ngoại
Viết: Nghe - viết: Bà nội, bà ngoại. Chữ hoa L
Đọc: Vầng trăng của ngoại
Nói và nghe: Kể chuyện đã học: Vầng trăng của ngoại
Viết: Viết về một việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà
Góc sáng tạo: Quà tặng ông bà
Tự đánh giá: Em đã biết những gì, làm được những gì? - Bài 13
Chia sẻ và đọc: Nấu bữa cơm đầu tiên
Viết: Nghe - viết: Mai con đi nhà trẻ. Chữ hoa N
Đọc: Sự tích cây vú sữa
Nói và nghe: Kể chuyện đã học: Sự tích cây vú sữa
Viết: Viết về một việc em đã làm thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn bố mẹ
Góc sáng tạo: Trao tặng yêu thương
Tự đánh giá: Em đã biết những gì, làm được những gì? - Bài 15
Phần I
Chia sẻ:
Mang tranh, ảnh ông bà (hoặc ảnh gia đình chụp chung với ông bà) đến lớp. Hãy giới thiệu về ông bà em với các bạn.
Gợi ý
- Đó là ông bà nội hay ông bà ngoại của em?
- Ông bà sống riêng hay sống chung với gia đình em?
- Điều em thích nhất ở ông bà là gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào phần gợi ý, em hãy giới thiệu về ông bà của mình.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ:
Đây là ảnh ông bà nội của em. Hiện nay, ông bà đang sống cùng gia đình em. Ông bà đều rất hiền từ và vui tính. Hằng ngày, em thích chơi cờ với ông và nghe bà kể chuyện.
Phần II
Bài đọc:
Bà kể chuyện
Phần III
Đọc hiểu:
Câu 1: Bố của bạn nhỏ làm công việc gì?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ 1, chú ý cụm từ “viết truyện”, “cho trăm nghìn người đọc”
Lời giải chi tiết:
Bố của bạn nhỏ viết truyện (nhà văn)
Câu 2
Câu 2: Bạn nhỏ thắc mắc điều gì?
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ thứ 2.
Lời giải chi tiết:
Bạn nhỏ thắc mắc rằng:
- Sao những lúc bạn nhỏ muốn nghe bố kể chuyện bố lại cười cho qua?
- Sao những lúc bố kể chuyện lại không hay bằng bà?
Câu 3
Câu 3: Theo lời bố, vì sao chuyện bà kể rất hay? Chọn ý đúng nhất:
a. Vì bà biết nhiều chuyện hơn bố
b. Vì bà kể chuyện rất tự nhiên
c. Vì cả hai lí do trên
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn văn thứ 3, 4
Lời giải chi tiết:
Theo lời bố, bà kể chuyện rất hay vì:
- Vì bà biết nhiều chuyện hơn bố
- Vì bà kể chuyện rất tự nhiên
Chọn đáp án: c. Vì cả hai lí do trên
Phần IV
Luyện tập:
Câu 1: Tìm thêm những từ ngữ phù hợp để nói về:
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
a. Những câu chuyện của bà: thú vị, hấp dẫn, lí thú, ý nghĩa, sâu sắc, nhẹ nhàng,...
b. Kho chuyện của bà: vô tận, đa dạng, phong phú,...
c. Cách kể chuyện của bà: tự nhiên, lôi cuốn, hấp dẫn,...
Câu 2
Câu 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm:
a) Chuyện của bà rất hay.
b) Kho chuyện của bà rất phong phú.
c) Cách kể chuyện của bà rất tự nhiên.
Phương pháp giải:
Em sử dụng cụm từ Thế nào? Để hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Câu chuyện của bà thế nào?
b. Kho chuyện của bà thế nào?
c. Cách kể chuyện của bà thế nào?
Chủ đề. QUÊ HƯƠNG EM
UNIT 9: Vv
Chủ đề 5: Con người và sức khỏe
Chủ đề 1. Sắc màu âm thanh
Unit 6: Billy's teddy bear!
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 2
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 2
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 2
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 2