Chia sẻ và đọc: Bà nội, bà ngoại
Viết: Nghe - viết: Bà nội, bà ngoại. Chữ hoa L
Đọc: Vầng trăng của ngoại
Nói và nghe: Kể chuyện đã học: Vầng trăng của ngoại
Viết: Viết về một việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà
Góc sáng tạo: Quà tặng ông bà
Tự đánh giá: Em đã biết những gì, làm được những gì? - Bài 13
Chia sẻ và đọc: Nấu bữa cơm đầu tiên
Viết: Nghe - viết: Mai con đi nhà trẻ. Chữ hoa N
Đọc: Sự tích cây vú sữa
Nói và nghe: Kể chuyện đã học: Sự tích cây vú sữa
Viết: Viết về một việc em đã làm thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn bố mẹ
Góc sáng tạo: Trao tặng yêu thương
Tự đánh giá: Em đã biết những gì, làm được những gì? - Bài 15
Phần I
Chia sẻ:
Đọc và thảo luận: Chăm sóc ông bà
Ông bà là người cao tuổi, cần sự chăm sóc và tự chăm sóc đặc biệt.
Câu hỏi: Em có thể làm gì để giúp ông bà khỏe mạnh?
Gợi ý:
- Đọc cho ông bà nghe bài em vừa đọc.
- Nhắc ông bà thực hiện những điều trên.
- Quan tâm, trò chuyện với ông bà.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các thông tin trong tranh rồi suy nghĩ xem làm sao để truyền tải những thông tin đó tới ông bà.
Lời giải chi tiết:
Những việc em có thể làm để giúp ông bà khỏe mạnh là:
- Nói với ông bà về sự cần thiết của việc ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc, thường xuyên vận động và khám sức khỏe đều đặn.
- Thường xuyên nói chuyện và quan tâm ông bà
- Giúp đỡ ông bà những việc mà mình có thể làm
Phần II
Đọc:
Bà nội, bà ngoại
(Trích)
Bà ngoại bên quê mẹ
Bà nội bên quê cha.
Cháu yêu cha, yêu mẹ
Và thương cả hai bà.
Bà ngoại chăm làm vườn
Vườn bà bao nhiêu chuối
Yêu cháu, bà trồng na
Chẳng nghĩ mình cao tuổi.
Tết, cháu về quê nội
Biết là bà ngoại mong
Theo mẹ sang bên ngoại
Lại thương bà nội trông.
Hai bà hai nguồn sông
Cho phù sa đời cháu
Hai miền quê yêu dấu
Cháu nhớ về thiết tha.
Nguyễn Hoàng Sơn
- Phù sa: đất, cát mịn và có nhiều chất màu, cuốn trôi theo dòng nước hoặc lắng đọng lại ở các bờ sông, bãi bồi.
- Na (mãng cầu): cây ăn quả, trồng 4 – 5 năm mới cho nhiều quả.
Phần III
Đọc hiểu:
Câu 1: Bài thơ là lời của ai nói về ai?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài thơ kết hợp với quan sát tranh.
Lời giải chi tiết:
Bài thơ là lời của cháu nói về bà nội và bà ngoại.
Câu 2
Câu 2: Tìm những hình ảnh nói lên tình yêu thương của hai bà dành cho cháu:
a) Ở khổ thơ 2
b) Ở khổ thơ 3
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ 2 và 3.
Lời giải chi tiết:
Những hình ảnh nói lên tình yêu thương của hai bà dành cho cháu đó là:
a) Ở khổ thơ 2: “Yêu cháu bà trồng na / Chẳng nghĩ mình cao tuổi.”
b) Ở khổ thơ 3: “Về quê nội - Bà ngoại mong”, “Sang bên ngoại – bà nội trông”
Câu 3
Câu 3: Mỗi câu thơ dưới đây nói lên tình cảm gì của cháu đối với hai bà? Ghép đúng:
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các ý để ghép nối sao cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Phần IV
Luyện tập:
Câu 1: Tìm các từ ngữ chỉ tình cảm bà cháu trong một khổ thơ.
M: “Cháu thương cả hai bà”. (Khổ thơ 1)
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các khổ thơ.
Lời giải chi tiết:
- Khổ 1: Và thương cả hai bà
- Khổ 2: Yêu cháu, bà trồng na
- Khổ 3: Biết là bà ngoại mong / Lại thương bà nội trông
- Khổ 4: Cháu nhớ về thiết tha
Câu 2
Câu 2: Em cần thêm dấu phẩy vào chỗ nào trong các câu sau?
a. Tuần nào bố mẹ cũng cho em đến thăm ông bà nội ông bà ngoại.
b. Em giúp ông bà quét nhà nhặt rau cho gà ăn.
Phương pháp giải:
a. Em đặt dấu phẩy để ngăn các các từ cùng chỉ sự vật.
b. Em đặt dấu phẩy để ngăn cách các từ cùng chỉ hoạt động
Lời giải chi tiết:
a. Tuần nào bố mẹ cũng cho em đến thăm ông bà nội, ông bà ngoại.
b. Em giúp ông bà quét nhà, nhặt rau, cho gà ăn.
TIẾNG VIỆT 2 TẬP 1 - KẾT NỐI TRI THỨC
Chủ đề 3: VUI BƯỚC TỚI TRƯỜNG
REVIEW 4
Cùng em học Toán 2 - Tập 2
Unit 4: He's hero!
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 2
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 2
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 2
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 2