Chia sẻ và đọc: Bà nội, bà ngoại
Viết: Nghe - viết: Bà nội, bà ngoại. Chữ hoa L
Đọc: Vầng trăng của ngoại
Nói và nghe: Kể chuyện đã học: Vầng trăng của ngoại
Viết: Viết về một việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà
Góc sáng tạo: Quà tặng ông bà
Tự đánh giá: Em đã biết những gì, làm được những gì? - Bài 13
Chia sẻ và đọc: Nấu bữa cơm đầu tiên
Viết: Nghe - viết: Mai con đi nhà trẻ. Chữ hoa N
Đọc: Sự tích cây vú sữa
Nói và nghe: Kể chuyện đã học: Sự tích cây vú sữa
Viết: Viết về một việc em đã làm thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn bố mẹ
Góc sáng tạo: Trao tặng yêu thương
Tự đánh giá: Em đã biết những gì, làm được những gì? - Bài 15
Phần I
Chia sẻ:
Câu 1: Chọn từ (cha, mẹ, con) phù hợp với ô trống:
(1) Công □ như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
(Ca dao)
(2) Có vàng, vàng chẳng hay phô
Có con, □ nói trầm trồ mẹ nghe.
(Ca dao)
(3) Ơn cha nặng lắm □ ơi
Nghĩa □ bằng trời chín tháng cưu mang.
(Ca dao)
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ rồi điền từ thích hợp vào chỗ trống.
Lời giải chi tiết:
(1) Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
(Ca dao)
(2) Có vàng, vàng chẳng hay phô
Có con, con nói trầm trồ mẹ nghe.
(Ca dao)
(3) Ơn cha nặng lắm con ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.
(Ca dao)
Phần II
Bài đọc:
Nấu bữa cơm đầu tiên
Chẳng còn thiếu gì nữa
Cái gì cũng có rồi
Này thức chăn, thức gặp
Cơm chín đầy một nồi.
Bát đã lau từng chiếc
Đũa lại so từng đôi
Thêm trái ớt đỏ tươi
Để góc mâm phần bố.
Chẳng còn thiếu gì nữa
Cái gì cũng đủ rồi
Lại thừa vết nhọ nồi
Trên má hồng ánh lửa.
TRẦN QUỐC TOÀN
Phần III
Đọc hiểu:
Câu 1: Bạn nhỏ trong bài thơ làm việc gì?
Phương pháp giải:
Em đọc nhan đề và quan sát tranh.
Lời giải chi tiết:
Bạn nhỏ trong bài thơ nấu bữa cơm đầu tiên cho gia đình của mình.
Câu 2
Câu 2: Mâm cơm được bạn nhỏ chuẩn bị như thế nào? Chọn ý đúng:
a) Chuẩn bị rất đầy đủ.
b) Chỉ thiếu trái ớt phần bố.
c) Có thêm một vết nhọ nồi trên má.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ thứ nhất.
Lời giải chi tiết:
Mâm cơm được bạn nhỏ chuẩn bị rất đầy đủ. (Chẳng còn thiếu gì nữa/ Cái gì cũng có rồi)
Chọn đáp án: a
Câu 3
Câu 3: Em nghĩ bố mẹ sẽ nói gì khi thấy vết nhọ nồi trên má con? Chọn ý em thích:
a) Con có vết nhỏ trên má kia!
b) Ôi, con tôi đảm đang quá!
c) Lần đầu nấu cơm vất vả quá!
Phương pháp giải:
Em trả lời theo ý thích của em.
Lời giải chi tiết:
Em nghĩ khi thấy vết nhọ nồi trên má con thì bố mẹ sẽ nói: “Ôi, con tôi đảm đang quá!”. Bởi vì bạn nhỏ đã say mê nấu nướng đến mức có vết nhọ nồi trên má lúc nào mà chẳng hay.
Chọn đáp án: b
Phần IV
Luyện tập:
Câu 1: Các câu dưới đây thuộc mẫu câu nào?
a) Bạn nhỏ rất chăm chỉ.
b) Bạn nhỏ lau từng chiếc bát.
c) Má bạn nhỏ hồng ánh lửa.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ xem những câu trên thuộc mẫu câu nào trong các mẫu câu Ai là gì?, Ai thế nào?, Ai làm gì?
Lời giải chi tiết:
Các câu đã cho thuộc mẫu câu Ai thế nào?
Câu 2
Câu 2: Những tiếng nào trong khổ thơ cuối bắt vần với nhau? Chọn ý đúng:
a) Tiếng nữa và tiếng rồi.
b) Tiếng rồi và tiếng nồi.
c) Tiếng nồi và tiếng lửa.
Phương pháp giải:
“bắt vần” là những tiếng có phần vần giống nhau.
Lời giải chi tiết:
Những tiếng trong khổ cuối bắt vần với nhau là: rồi – nồi (ôi)
Chọn đáp án: b
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 2
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 2
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 2
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 2