Chia sẻ và đọc: Bà nội, bà ngoại
Viết: Nghe - viết: Bà nội, bà ngoại. Chữ hoa L
Đọc: Vầng trăng của ngoại
Nói và nghe: Kể chuyện đã học: Vầng trăng của ngoại
Viết: Viết về một việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà
Góc sáng tạo: Quà tặng ông bà
Tự đánh giá: Em đã biết những gì, làm được những gì? - Bài 13
Chia sẻ và đọc: Nấu bữa cơm đầu tiên
Viết: Nghe - viết: Mai con đi nhà trẻ. Chữ hoa N
Đọc: Sự tích cây vú sữa
Nói và nghe: Kể chuyện đã học: Sự tích cây vú sữa
Viết: Viết về một việc em đã làm thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn bố mẹ
Góc sáng tạo: Trao tặng yêu thương
Tự đánh giá: Em đã biết những gì, làm được những gì? - Bài 15
Phần A
A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài.
Lời giải chi tiết:
Em chọn một bài đọc, khi đọc cần chú ý:
- Đọc chính xác, to, rõ ràng, truyền cảm
- Ngắt nghỉ đúng nhịp
Phần B
B. Đọc và làm bài tập
Bố vắng nhà
Mâm cơm mẹ nấu thật ngon
Có cá, có canh, có thịt
Mà mẹ chỉ ăn qua quýt
Rồi buông đũa lặng nhìn con.
Hình như mẹ có gì lo
Vẩn vơ mắt nhìn ra cửa
À, bé biết rồi, vắng bố
Sáng vừa đi công tác xa.
“Mai mốt bố về thôi mà
Mẹ ăn thêm cơm, kẻo ốm...”
Ồ, bữa nay mẹ trẻ con
Còn bé hóa ra người lớn.
CAO XUÂN SƠN
- Qua quýt: (ăn, làm, học,...) một cách qua loa, sơ sài, cho xong chuyện.
- Vẩn vơ: (nghĩ ngợi, đi lại, nói năng,...) một cách không chú ý, không rõ mình muốn gì, tại sao.
Câu 1
Câu 1: Bé nhận ra điều gì lạ bên mâm cơm?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ thứ nhất.
Lời giải chi tiết:
Bé nhận ra bên mâm cơm ngon lành nhưng mẹ chỉ ăn qua quýt rồi buông đũa lặng nhìn bé.
Câu 2
Câu 2: Theo bé, vì sao mẹ lo?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ hai.
Lời giải chi tiết:
Theo bé, mẹ lo vì nhà vắng bố, sáng nay bố vừa đi công tác xa.
Câu 3
Câu 3: Vì sao bé nghĩ bữa nay bé là người lớn?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ thứ 3.
Lời giải chi tiết:
Bé nghĩ bữa nay bé là người lớn vì bé đã biết an ủi, dỗ dành mẹ ăn thêm cơm khi bố vắng nhà.
Câu 4
Câu 4: Ghép mỗi câu ở bên A với mẫu cầu thích hợp ở bên B:
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ rồi ghép nối cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Câu 5
Câu 5: Đọc truyện vui sau. Dấu câu nào phù hợp với mỗi ô trống: dấu chấm hay dấu chấm hỏi, dấu chấm than?
Bé Hoa mới đi học lớp 1 được một tuần □ Bé nói với bố:
- Có nhiều điều cô giáo con không biết đâu, bố ạ.
- Sao con lại nghĩ thế □
- Vì thỉnh thoảng, cô lại bảo: “Các em hãy trả lời cho cô câu hỏi này nhé □”.
Phương pháp giải:
- Dấu chấm: đặt cuối câu kể
- Dấu chấm hỏi: đặt cuối câu hỏi
- Dấu chấm than: đặt cuối câu yêu cầu, đề nghị
Lời giải chi tiết:
Bé Hoa mới đi học lớp 1 được một tuần. Bé nói với bố:
- Có nhiều điều cô giáo con không biết đâu, bố ạ.
- Sao con lại nghĩ thế?
- Vì thỉnh thoảng, cô lại bảo: “Các em hãy trả lời cho cô câu hỏi này nhé!”.
Review 1
Chủ đề 1. QUÊ HƯƠNG EM
Chủ đề. BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Chủ đề 2. Sự thú vị của nét
Bài tập cuối tuần 23
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 2
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 2
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 2
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 2