Chia sẻ và đọc: Bà nội, bà ngoại
Viết: Nghe - viết: Bà nội, bà ngoại. Chữ hoa L
Đọc: Vầng trăng của ngoại
Nói và nghe: Kể chuyện đã học: Vầng trăng của ngoại
Viết: Viết về một việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà
Góc sáng tạo: Quà tặng ông bà
Tự đánh giá: Em đã biết những gì, làm được những gì? - Bài 13
Chia sẻ và đọc: Nấu bữa cơm đầu tiên
Viết: Nghe - viết: Mai con đi nhà trẻ. Chữ hoa N
Đọc: Sự tích cây vú sữa
Nói và nghe: Kể chuyện đã học: Sự tích cây vú sữa
Viết: Viết về một việc em đã làm thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn bố mẹ
Góc sáng tạo: Trao tặng yêu thương
Tự đánh giá: Em đã biết những gì, làm được những gì? - Bài 15
Phần I
Đọc:
Đến trường
1. Có một cậu bé sắp vào lớp 1 nhưng chưa thích đi học. Mẹ cậu bèn dẫn cậu đến trường.
2. Hai mẹ con theo cô hiệu trưởng đi thăm trường. Họ đi ngang qua sân chơi, rồi đến dãy phòng học lớp 1. Có lớp đang đọc đồng thanh một bài thơ. Có lớp đang học toán.
Cậu bé hỏi:
– Ngày nào cũng chỉ tập đọc, làm toán thôi ạ?
Mẹ cậu không bằng lòng:
- Đây là trường học. Con đến trường để học mà.
Nhưng cô giáo bảo:
- Ở trường, em còn được học các môn khác nữa.
3. Cô dẫn cậu bé đến phòng thực hành. Ở đó, có bạn đang nặn đồ chơi bằng đất sét, có bạn hí húi vẽ tranh. Một bạn gái đang lắp ráp nhà. Ở phòng khác, các bạn đang học hát.
4. Đi một vòng, Cô giáo hỏi cậu bé có muốn đi học không. Cậu vui vẻ gật đầu. Người mẹ ngạc nhiên, nói:
- Cô như có phép mầu ấy ạ.
Cô giáo cười:
- Có gì đâu! Các cháu thấy học vui thì thích học ngay thôi mà.
Theo sách 168 câu chuyện hay nhất
Hí húi: dáng vẻ hơi cúi xuống, chăm chú làm việc gì đó.
Phần II
Đọc hiểu:
Câu 1: Theo em, mẹ dẫn cậu bé đến trường làm gì?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn đầu tiên.
Lời giải chi tiết:
Theo em, mẹ dẫn cậu bé đến trường để cậu bé được làm quen và thấy thích đi học bởi vì cậu bé chưa thích đi học.
Câu 2
Câu 2: Đi thăm các lớp học đọc, học toán, cậu bé nói gì?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ 2.
Lời giải chi tiết:
Đi thăm các lớp học đọc, học toán, cậu bé đã thắc mắc rằng: Ngày nào cũng chỉ tập đọc, làm toán thôi ạ?
Câu 3
Câu 3: Cô hiệu trưởng đã làm gì để cậu bé thích đi học?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn văn thứ 3, 4
Lời giải chi tiết:
Để cậu bé thích đi học, cô hiệu trưởng đã dẫn cậu bé tới thăm phòng thực hành nơi mà các bạn được thực hành các hoạt động khác nhau như hát, vẽ, nặn đất sét, ráp nhà,…
Phần III
Câu 1: Cần thêm dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau?
a) Cậu bé được dẫn đi thăm các phòng học phòng thực hành.
b) Các bạn đang nặn đồ chơi vẽ tranh.
c) Cậu bé đã hiểu ra rất thích đi học.
(M) Các bạn đang tập đọc, làm toán.
Phương pháp giải:
Em hãy dùng dấu phẩy để ngăn cách các từ cùng là từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động hoặc từ cùng chỉ đặc điểm.
Lời giải chi tiết:
a) Cậu bé được dẫn đi thăm các phòng học, phòng thực hành.
b) Các bạn đang nặn đồ chơi, vẽ tranh.
c) Cậu bé đã hiểu ra, rất thích đi học.
Câu 2
Câu 2: Đọc lại đoạn cuối câu chuyện Đến trường và cho biết:
a) Mẹ khen cô giáo thế nào?
b) Cô giáo đáp lại lời khen của mẹ thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn thứ 4 của câu chuyện.
Lời giải chi tiết:
a. Mẹ đã khen cô giáo rằng: Cô như có phép mầu ấy ạ.
b. Cô giáo đã đáp lại lời khen của mẹ rằng: Có gì đâu! Các cháu thấy học vui thì thích học ngay thôi mà.
GIẢI TOÁN 2 TẬP 2 CÁNH DIỀU
Học kì 1
Chủ đề: Đại dương mênh mông
VBT TIẾNG VIỆT 2 TẬP 2 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Unit 5 : In the classroom
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 2
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 2
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 2
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 2