Chia sẻ và đọc: Bà nội, bà ngoại
Viết: Nghe - viết: Bà nội, bà ngoại. Chữ hoa L
Đọc: Vầng trăng của ngoại
Nói và nghe: Kể chuyện đã học: Vầng trăng của ngoại
Viết: Viết về một việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà
Góc sáng tạo: Quà tặng ông bà
Tự đánh giá: Em đã biết những gì, làm được những gì? - Bài 13
Chia sẻ và đọc: Nấu bữa cơm đầu tiên
Viết: Nghe - viết: Mai con đi nhà trẻ. Chữ hoa N
Đọc: Sự tích cây vú sữa
Nói và nghe: Kể chuyện đã học: Sự tích cây vú sữa
Viết: Viết về một việc em đã làm thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn bố mẹ
Góc sáng tạo: Trao tặng yêu thương
Tự đánh giá: Em đã biết những gì, làm được những gì? - Bài 15
Phần A
Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng.
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự thực hành tập đọc, trong khi đọc cần chú ý:
- Đọc to, rõ ràng, diễn cảm
- Ngắt nghỉ rõ ràng, đúng chỗ
- Chú ý đọc đúng những từ khó
Phần B
Đọc và làm bài tập
Bạn của nai nhỏ
1. Nai nhỏ xin phép đi chơi xa cùng bạn. Nai cha nói:
- Cha muốn biết bạn con thế nào.
2. - Có lần, chúng con gặp một hòn đá to chặn lối. Bạn con chỉ hích vai, hòn đá đã lăn sang một bên.
Nai cha hài lòng:
- Bạn con thật khoẻ. Nhưng cha chưa yên tâm.
3. - Lần khác, chúng con đang đi dạo thì thấy lão hổ hung dữ rình sau bụi cây. Bạn con nhanh trí kéo con chạy như bay.
- Bạn con thật nhanh nhẹn. Nhưng cha vẫn lo.
4. - Lần khác nữa, chúng con thấy lũ sói hung ác đuổi bắt dê non. Bạn con lao vụt tới, húc sói ngã ngửa.
Nai cha mừng rỡ nói:
- Bạn con sẵn lòng vì người khác như thế thì cho không phải lo lắng nữa.
Theo Sách Văn lớp 3 (Trung tâm Công nghệ giáo dục)
- Hích vai: dùng vai đẩy.
- Hung ác: dữ tợn và độc ác.
Câu 1
Câu 1: Khi nai nhỏ xin phép đi chơi, nai cha muốn biết điều gì?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ 1.
Lời giải chi tiết:
Khi nai nhỏ xin phép đi chơi, nai cha muốn biết bạn của nai nhỏ thế nào.
Câu 2
Câu 2: Mỗi hành động của nhân vật “bạn” nói lên điểm tốt nào của bạn ấy?
Ghép đúng:
Phương pháp giải:
Em hãy đọc lại lời kể của nai nhỏ và lời nhận xét của nai cha.
Lời giải chi tiết:
Câu 3
Câu 3: Điểm tốt nào của nhân vật “bạn” đã làm nai cha yên tâm, không còn lo lắng.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ 4.
Lời giải chi tiết:
Sự sẵn lòng vì người khác của nhân vật “bạn” đã làm nai cha yên tâm, không còn lo lắng.
Câu 4
Câu 4: Em thích một người bạn như thế nào?
Phương pháp giải:
Em tự trả lời theo suy nghĩ của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Em thích một người bạn tốt bụng và biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với mọi người xung quanh.
Câu 5
Câu 5: Hãy xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Từ ngữ chỉ sự vật: nai, hổ, bạn, cây, sói, dê
- Từ ngữ chỉ hoạt động: xin phép, hích vai, rình, chạy, đuổi bắt, húc
Câu 6
Câu 6: Dựa vào các từ ngữ trên, đặt một câu theo mẫu Ai làm gì?
M: Nai nhỏ xin phép cha đi chơi.
Phương pháp giải:
Em dựa vào mẫu và các từ đã cho để đặt câu sao cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
- Hổ rình mồi sau bụi cây.
- Sói đuổi bắt dê.
….
Bài tập cuối tuần 18
Chủ đề 4: Thực vật và động vật
Chủ đề 5. Chào năm mới
Chủ đề 5: Con người và sức khỏe
Chủ đề: Thực vật và động vật
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 2
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 2
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 2
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 2