Chia sẻ và đọc: Bà nội, bà ngoại
Viết: Nghe - viết: Bà nội, bà ngoại. Chữ hoa L
Đọc: Vầng trăng của ngoại
Nói và nghe: Kể chuyện đã học: Vầng trăng của ngoại
Viết: Viết về một việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà
Góc sáng tạo: Quà tặng ông bà
Tự đánh giá: Em đã biết những gì, làm được những gì? - Bài 13
Chia sẻ và đọc: Nấu bữa cơm đầu tiên
Viết: Nghe - viết: Mai con đi nhà trẻ. Chữ hoa N
Đọc: Sự tích cây vú sữa
Nói và nghe: Kể chuyện đã học: Sự tích cây vú sữa
Viết: Viết về một việc em đã làm thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn bố mẹ
Góc sáng tạo: Trao tặng yêu thương
Tự đánh giá: Em đã biết những gì, làm được những gì? - Bài 15
Phần I
Đọc:
Những cây sen đá
1. Một hôm, thầy Huy mang đến lớp một chậu sen đá. Thầy bảo:
- Cây này có rất nhiều cây con. Mỗi tuần, thầy sẽ tặng một cây cho em nào đạt kết quả học tập cao nhất trong tuần. Các em cố gång nhé!
2. Thế là cả lớp đều háo hức. Ai cũng cố gắng học để được nhận phần thưởng của thầy. Cuối năm học, cả lớp đều được tặng cây. Ngay cả Việt, một bạn học khá chậm cũng rất cố gắng và cuối cùng cũng nhận được phần thưởng. Em mong chậu cây nhỏ xíu về nhà và rất tự hào.
3. Một thời gian sau, cây sen đá của Việt lớn lên, sinh ra rất nhiều cây con. Việt tách chúng ra, trồng vào nhiều chậu khác rồi treo lên.
Ai đến chơi cũng trầm trồ về những chậu cây xinh đẹp ấy.
Bố Việt nói:
- Khi cháu đem chậu cây về, vợ chồng tôi đã mừng rơi nước mắt. Thầy giáo của cháu đã làm thay đổi cháu.
Theo THÁI HIỂN
- Háo hức: rất vui và mong muốn điều tốt đẹp đến ngay.
- Trầm trồ: nói lời khen ngợi với vẻ ngạc nhiên, thán phục.
Phần II
Đọc hiểu:
Câu 1: Thầy giáo mang chậu sen đá đến lớp để làm gì?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ nhất, chú ý lời nói của thầy giáo.
Lời giải chi tiết:
Thầy giáo mang chậu sen đá đến lớp để tặng cho bạn học sinh có kết quả học tập tốt nhất trong tuần.
Câu 2
Câu 2: Các bạn học sinh làm gì để được thầy giáo tặng cây?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ phần đầu của đoạn văn thứ 2.
Lời giải chi tiết:
Các bạn học sinh đã cố gắng học tập để được thầy giáo tặng cây.
Câu 3
Câu 3: Việt cảm thấy thế nào khi được nhận chậu sen đá?
Phương pháp giải:
Em đọc phần cuối đoạn văn thứ 2.
Lời giải chi tiết:
Việt cảm thấy rất tự hào khi nhận được chậu sen đá của thầy.
Câu 4
Câu 4: Mỗi lần có ai khen những chậu sen đá, bố của Việt nói gì?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ 3, chú ý lời thầy giáo nói ở cuối câu chuyện.
Lời giải chi tiết:
Mỗi lần có ai khen những chậu sen đá, bố của Việt đã nói: Khi cháu đem chậu cây về, vợ chồng tôi đã mừng rơi nước mắt. Thầy giáo của cháu đã làm thay đổi cháu.
Phần III
Luyện tập:
Câu 1: Tìm trong bài một câu nêu yêu cầu, đề nghị.
Phương pháp giải:
Em chú ý những câu nêu yêu cầu, đề nghị có dấu chấm than cuối câu.
Lời giải chi tiết:
Tìm câu nêu yêu cầu, đề nghị trong bài: Các em cố gắng nhé!
Câu 2
Câu 2: Em thích cách nói nào dưới đây hơn? Vì sao?
a) Các em phải cố gắng!
b) Các em cố gắng nhé!
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các câu, chú ý các từ “phải” và “nhé” khiến ngữ khí của câu thay đổi như thế nào?
Lời giải chi tiết:
Em thích các nói ở câu b: Các em cố gắng nhé!
Bởi vì câu này có chứa từ “nhé” khiến cho lời thầy nói trở nên nhẹ nhàng, trìu mến và có sự cổ vũ, động viên hơn. Còn câu a có chứa từ “phải” mang tính chất bắt buộc, yêu cầu phải thực hiện, khiến người nghe thấy áp lực hơn.
Chủ đề. QUÊ HƯƠNG EM
Unit 9: Classroom Activities
Unit 11: I like monkeys!
Bài tập cuối tuần 22
UNIT 8: Uu
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 2
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 2
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 2
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 2