Chia sẻ và đọc: Bà nội, bà ngoại
Viết: Nghe - viết: Bà nội, bà ngoại. Chữ hoa L
Đọc: Vầng trăng của ngoại
Nói và nghe: Kể chuyện đã học: Vầng trăng của ngoại
Viết: Viết về một việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà
Góc sáng tạo: Quà tặng ông bà
Tự đánh giá: Em đã biết những gì, làm được những gì? - Bài 13
Chia sẻ và đọc: Nấu bữa cơm đầu tiên
Viết: Nghe - viết: Mai con đi nhà trẻ. Chữ hoa N
Đọc: Sự tích cây vú sữa
Nói và nghe: Kể chuyện đã học: Sự tích cây vú sữa
Viết: Viết về một việc em đã làm thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn bố mẹ
Góc sáng tạo: Trao tặng yêu thương
Tự đánh giá: Em đã biết những gì, làm được những gì? - Bài 15
Phần I
Bài đọc:
Con nuôi
1. Một hôm, cô giáo cho cả lớp xem một bức tranh rồi hỏi:
- Các em có nhận xét gì về bức tranh này?
Đó là bức tranh vẽ một gia đình. Trong tranh, một cậu bé có màu tóc và khuôn mặt khác hẳn mọi người. Hầu như cả lớp đều nhận ra điều này. Hoàng nhanh nhảu giơ tay:
- Thưa cô, bạn này là con nuôi ạ.
2. Cô giáo mỉm cười:
- Em nói đúng rồi. Nhưng ai có thể nói về tình cảm giữa mọi người trong gia đình này?
Cô giáo vừa dứt lời thì Ngọc lên tiếng:
- Thưa cô, em nhận thấy mọi người trong gia đình này rất yêu quý nhau. Em biết vì em cũng là con nuôi ạ.
3. - Con nuôi là gì? - Một học sinh hỏi.
Không một chút chần chừ, Ngọc kiêu hãnh trả lời:
- Bố mẹ tớ bảo: “Con nuôi không được cha mẹ sinh ra nhưng được nuôi dưỡng và lớn lên từ trái tim yêu thương của cha mẹ.”.
Cô giáo và tất cả các bạn trong lớp dành cho Ngọc một tràng vỗ tay thật ấm áp.
Theo sách Hạt giống tâm hồn
(:) - Chần chừ: ngần ngại, chưa quyết tâm làm ngay.
- Kiêu hãnh: tự hào về giá trị của mình.
Phần II
Đọc hiểu:
Câu 1: Cô giáo yêu cầu học sinh làm gì?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ nhất, chú ý phần đầu.
Lời giải chi tiết:
Cô giáo yêu cầu học sinh xem một bức tranh rồi đưa ra nhận xét.
Câu 2
Câu 2: Vì sao Hoàng nhận ra bạn trai trong bức tranh là con nuôi?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ 1, chú ý phần cuối.
Lời giải chi tiết:
Hoàng nhận ra bạn trai trong bức tranh là con nuôi bởi vì trong tranh bạn trai đó có màu tóc và khuôn mặt khác hẳn mọi người.
Câu 3
Câu 3: Theo Ngọc, tình cảm giữa mọi người trong bức tranh thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ 2, chú ý lời Ngọc nói.
Lời giải chi tiết:
Theo Ngọc, mọi người trong bức tranh có tình cảm rất tốt, mọi người đều yêu quý lẫn nhau.
Câu 4
Câu 4: Câu nói nào trong đoạn 3 giúp em hiểu: Bạn Ngọc được bố mẹ nuôi rất yêu thương?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn 3, chú ý lời Ngọc nói.
Lời giải chi tiết:
Câu nói trong đoạn 3 giúp em hiểu: Bạn Ngọc được bố mẹ nuôi rất yêu thương là: “Con nuôi không được cha mẹ sinh ra nhưng được nuôi dưỡng và lớn lên từ trái tim yêu thương của cha mẹ."
Phần III
Luyện tập:
Câu 1: Nói lời đồng ý của em:
a) Với nhận xét của bạn Ngọc về bức tranh.
b) Với câu nói của bố mẹ bạn Ngọc.
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
Nói lời đồng ý của em.
a. Mình đồng ý với nhận xét của Ngọc. Mình cũng thấy các thành viên trong gia đình rất yêu quý nhau.
b. Mình đồng ý với nhận xét của Ngọc. Con nuôi tuy không được cha mẹ sinh ra nhưng được nuôi dưỡng và lớn lên bằng tình yêu thương của cha mẹ.
Câu 2
Câu 2: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? Để nói về:
a) Tình cảm của bố mẹ nuôi với bạn Ngọc.
b) Tình cảm của bạn Ngọc với bố mẹ nuôi.
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
a) Bố mẹ nuôi rất yêu thương Ngọc.
b) Ngọc rất yêu quý và biết ơn bố mẹ nuôi.
Chủ đề 8. TUÂN THỦ QUY ĐỊNH NƠI CÔNG CỘNG
Unit 3: Are these his pants?
Unit 5 : In the classroom
Chủ đề 6. Trái đất và bầu trời
TIẾNG VIỆT 2 TẬP 2 - CÁNH DIỀU
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 2
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 2
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 2
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 2