Bài 1
Viết phân số thập phân thích hợp vào chỗ chấm dưới mỗi vạch của tia số:
Phương pháp giải:
Quan sát tia số rồi điền phân số thích hợp vào chỗ chấm.
Lời giải chi tiết:
Bài 2
Viết các phân số sau thành phân số thập phân:
\( \dfrac{11}{2}\) ; \( \dfrac{15}{4}\) ; \( \dfrac{31}{5}\).
Phương pháp giải:
Quy đồng các phân số sao cho mẫu số của các phân số mới là \(10; 100; 1000; ...\)
Lời giải chi tiết:
\( \dfrac{11}{2}=\dfrac{11 \times 5}{2 \times 5}=\dfrac{55}{10}\) ; \( \dfrac{15}{4}=\dfrac{15\times 25}{4 \times 25}=\dfrac{375}{100}\);
\( \dfrac{31}{5}=\dfrac{31\times 2}{5\times2}=\dfrac{62}{10}\) .
Bài 3
Viết các phân số sau thành phân số thập phân có mẫu số là \(100\):
\( \dfrac{6}{25}\) ; \( \dfrac{500}{1000}\) ; \( \dfrac{18}{200}\) .
Phương pháp giải:
Nhân hoặc chia cả tử số và mẫu số của các phân số đã cho với một số thích hợp để được phân số thập phân có mẫu là \(100\).
Lời giải chi tiết:
\( \dfrac{6}{25} =\dfrac{6 \times 4}{25 \times 4}=\dfrac{24}{100}\) ; \( \dfrac{500}{1000}=\dfrac{500:10}{1000:10}=\dfrac{50}{100}\) ;
\( \dfrac{18}{200}\) \( =\dfrac{18:2}{200:2}=\dfrac{9}{100}\).
Bài 4
>, <, = ?
\( \dfrac{7}{10}\) ... \(\dfrac{9}{10}\) \(\dfrac{92}{100}\) ... \(\dfrac{87}{100}\);
\(\dfrac{5}{10}\) ... \(\dfrac{50}{100}\) \(\dfrac{8}{10}\) ... \(\dfrac{29}{100}\).
Phương pháp giải:
- Cách so sánh hai phân số cùng mẫu số: Phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.
- Cách so sánh hai phân số không cùng mẫu số:
+ Quy đồng hai phân số về cùng mẫu.
+ Phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.
Lời giải chi tiết:
+) \( \dfrac{7}{10}<\dfrac{9}{10}\) ;
+) \(\dfrac{92}{100}>\dfrac{87}{100}\) ;
+) \(\dfrac{5}{10}= \dfrac{5 \times 10}{10 \times 10}=\dfrac{50}{100}\) ;
Vậy: \(\dfrac{5}{10}=\dfrac{50}{100}\).
+) \(\dfrac{8}{10} = \dfrac{8 \times 10}{10\times 10}=\dfrac{80}{100}\)
Vì \(80 > 29\) nên \(\dfrac{80}{100}>\dfrac{29}{100}\).
Vậy: \(\dfrac{8}{10}>\dfrac{29}{100}\).
Bài 5
Một lớp học có \(30\) học sinh, trong đó \(\dfrac{3}{10}\) số học sinh là học sinh giỏi Toán, \( \dfrac{2}{10}\) số học sinh là học sinh giỏi Tiếng Việt. Hỏi lớp học đó có bao nhiêu học sinh giỏi Toán, bao nhiêu học sinh giỏi Tiếng Việt?
Phương pháp giải:
- Tìm số học sinh giỏi Toán ta lấy số học sinh cả lớp nhân với \(\dfrac{3}{10}\).
- Tìm số học sinh giỏi Tiếng Việt ta lấy số học sinh cả lớp nhân với \(\dfrac{2}{10}\).
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Có: 30 học sinh
Học sinh giỏi toán: \(\dfrac{3}{10}\) số học sinh
Học sing giỏi Tiếng Việt: \(\dfrac{2}{10}\) số học sinh
Học sinh giỏi toán: ? em
Học sinh giỏi Tiếng Việt: ? em
Bài giải
Số học sinh giỏi toán là:
\(30 \times \dfrac{3}{10}=9\) (học sinh)
Số học sinh giỏi tiếng việt là:
\( 30 \times \dfrac{2}{10}=6\) (học sinh)
Đáp số: \(9\) học sinh giỏi Toán;
\(6\) học sinh giỏi Tiếng Việt.
Unit 15: What Would You Like To Be In The Future?
Địa lí Việt Nam
Chuyên đề 2. Các bài toán giải bằng phân tích cấu tạo số
THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT - KHOA HỌC 5
Chủ đề 3 : Tập thiết kế bài trình chiếu với phần mềm Powerpoint