Bài tập phát triển năng lực Toán - Tập 1
Bài tập phát triển năng lực Toán - Tập 1

A. Tái hiện, củng cố trang 16

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6

Câu 1

Viết tiếp vào chỗ chấm:

+ Năm nhuận có ....... ngày; năm không nhuận có ...... ngày.

+ Các tháng có 31 ngày trong năm là tháng: ...................................................

+ Các tháng có 30 ngày trong năm là tháng: ...................................................

+ Tháng có 28 ngày (năm không nhuận) hoặc 29 ngày (năm nhuận) trong năm là tháng: ..................

+ Trường học của em được thành lập năm .............., thuộc thế kỉ ..................

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về ngày – tháng để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

+ Năm nhuận có 366 ngày; năm không nhuận có 365 ngày.

+ Các tháng có 31 ngày trong năm là tháng: 1; 3; 5; 7; 8; 10; 12

+ Các tháng có 30 ngày trong năm là tháng: 4; 6; 9; 11

+ Tháng có 28 ngày (năm không nhuận) hoặc 29 ngày (năm nhuận) trong năm là tháng: 2

+ Trường học của em được thành lập năm 1968, thuộc thế kỉ XX

Câu 2

Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

3 phút 15 giây = ...... giây                                          

2 giờ 10 phút = ...... phút                                           

3 ngày 4 giờ = ...... giờ                                               

2 thế kỉ 11 năm = ...... năm

4 thế kỉ 8 năm = ...... năm

125 năm = ...... thế kỉ ..... năm

Phương pháp giải:

Dựa vào cách đổi:

            1 giờ = 60 phút;          1 phút = 60 giây;         1 ngày = 24 giờ;          1 thế kỉ = 100 năm.

Lời giải chi tiết:

3 phút 15 giây = 195 giây                                          

2 giờ 10 phút = 130 phút                                           

3 ngày 4 giờ = 76 giờ                                                 

2 thế kỉ 11 năm = 211 năm

4 thế kỉ 8 năm = 408 năm

125 năm = 1 thế kỉ 25 năm

Câu 3

Viết vào ô trống cho thích hợp:

Phương pháp giải:

- Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một (thế kỉ I).

- Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ hai (thế kỉ II).

- Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỉ ba (thế kỉ III).

...............

- Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ hai mươi (thế kỉ XX).

- Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỉ hai mươi mốt (thế kỉ XXI). 

Lời giải chi tiết:

 

Câu 4

Số?

+ Thế kỉ X kéo dài từ năm ............. đến năm .................

+ Thế kỉ XV kéo dài từ năm ............. đến năm .................

+ Thế kỉ XVI kéo dài từ năm ............. đến năm .................

+ Thế kỉ XIX kéo dài từ năm ............. đến năm .................

+ Thế kỉ XX kéo dài từ năm ............. đến năm .................

+ Thế kỉ XXI kéo dài từ năm ............. đến năm .................

Phương pháp giải:

- Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một (thế kỉ I).

- Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ hai (thế kỉ II).

- Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỉ ba (thế kỉ III).

...............

- Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ hai mươi (thế kỉ XX).

- Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỉ hai mươi mốt (thế kỉ XXI). 

Lời giải chi tiết:

+ Thế kỉ X kéo dài từ năm 901 đến năm 1000

+ Thế kỉ XV kéo dài từ năm 1401 đến năm 1500

+ Thế kỉ XVI kéo dài từ năm 1501 đến năm 1600

+ Thế kỉ XIX kéo dài từ năm 1801 đến năm 1900

+ Thế kỉ XX kéo dài từ năm 1901 đến năm 2000

+ Thế kỉ XXI kéo dài từ năm 2001 đến năm 2100

Câu 5

Tìm số trung bình cộng của các số sau:

a) 83 và 75.

b) 317; 186; 109.

c) 211; 314; 215; 420.

Phương pháp giải:

Muốn tìm số trung bình cộng của các số ta tính tổng các số đó rồi chia cho số các số hạng.

Lời giải chi tiết:

a) 83 và 75.

Trung bình cộng của 83 và 75 là: (83 + 75) = 79

b) 317; 186; 109.

Trung bình cộng của 317; 186 và 109 là: (317 + 186 + 109) : 3 = 204

c) 211; 314; 215; 420.

Trung bình cộng của 211; 314; 215 và 420 là: (211 + 314 + 215 + 420) : 4 = 290

Câu 6

Nhìn vào biểu đồ và trả lời câu hỏi:

Biểu đồ dưới đây nói về các con vật được nuôi trong gia đình.

CÁC CON VẬT ĐƯỢC NUÔI TRONG GIA ĐÌNH

a) Những gia đình nào được nêu tên trong biểu đồ?

b) Có mấy gia đình nuôi gà, đó là những gia đình nào?

c) Những gia đình nào nuôi số con vật bằng nhau?

 d) Gia đình nào nuôi ít con vật nhất, đó là những con vật nào?

Phương pháp giải:

Quan sát biểu đồ trả lời câu hỏi của đề bài.

Lời giải chi tiết:

a) Những gia đình được nêu tên trong biểu đồ là: Gia đình bác Lan, gia đình cô Chi, gia đình chú Dũng.

b) Có 2 gia đình nuôi gà, đó là gia đình bác Lan và gia đình chú Dũng.

c) Gia đình bác Lan và gia đình chú Dũng nuôi số con vật bằng nhau.

d) Gia đình cô Chi nuôi ít con vật nhất, đó là con mèo và con chó.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved