Câu 4
>> Xem chi tiết: Lý thuyết tổng nhiều số thập phân
Bài 1
Tính:
a) \(5,27 + 14,35 + 9,25\) ; b) \(6,4 + 18,36 + 52\) ;
c) \(20,08 + 32,91 + 7,15\) ; d) \(0,75 + 0,09 + 0,8\) .
Phương pháp giải:
- Viết số hạng này dưới số hạng kia làm sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
- Cộng như cộng các số tự nhiên.
- Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.
Lời giải chi tiết:
Bài 2
Tính rồi so sánh giá trị của \((a + b) + c\) và \(a + (b + c)\):
a | b | c | (a + b) + c | a + (b + c) |
2,5 | 6,8 | 1,2 |
|
|
1,34 | 0,52 | 4 |
|
|
Nhận xét: Phép cộng các số thập phân có tính chất kết hợp:
Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của hai số còn lại.
\((a + b) + c = a + (b + c)\)
Phương pháp giải:
Biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
Lời giải chi tiết:
Nhận xét: \((a + b) + c = a + (b + c).\)
Bài 3
Sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để tính:
a) \(12,7 + 5,89 +1,3;\)
b) \(38,6 + 2,09 + 7,91;\)
c) \(5,75 + 7,8 + 4,25 + 1,2;\)
d) \(7,34 + 0,45 + 2,66 + 0,55.\)
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để ghép thành các cặp mà tổng của các số đó là số tự nhiên.
Lời giải chi tiết:
a) \(12,7 + 5,89 +1,3\)
\(= (12,7 + 1,3) + 5,89\)
\(= 14+ 5,89\)
\(= 19,89\)
b) \(38,6 + 2,09 + 7,91\)
\(= 38,6 + (2,09 + 7,91)\)
\(= 38,6 + 10\)
\(= 48,6\)
c) \(5,75 + 7,8 + 4,25 + 1,2\)
\(= (5,75 + 4,25) + (7,8 + 1,2)\)
\(= 10 + 9\)
\(= 19\)
d) \(7,34 + 0,45 + 2,66 + 0,55\)
\(= (7,34 + 2,66) + (0,45+0,55)\)
\(= 10 + 1\)
\( = 11\)
Vật chất và năng lượng
CHƯƠNG IV: SỐ ĐO THỜI GIAN, CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU
Tuần 11: Trừ hai số thập phân. Nhân một số thập phân với một số tự nhiên
Bài tập cuối tuần 7
Bài tập cuối tuần 5