Bài 1
Đặt tính rồi tính:
a) \(375,86 + 29,05\;;\)
b) \(80,475 - 26,827\;;\)
c) \(48,16 \times 3,4.\)
Phương pháp giải:
Đặt tính rồi tính theo các quy tắc đã học về phép cộng, phép trừ, phép nhân số thập phân.
Lời giải chi tiết:
Bài 2
Tính nhẩm:
a) \(78,29 × 10\) b) \(265,307 × 100\)
\(78,29 × 0,1\) \(265,307 × 0,01\)
c) \(0,68 × 10\)
\(0,68 × 0,1\)
Phương pháp giải:
- Khi nhân một số thập phân với \(0,1; \;0,01;\; 0,001;\; ...\) ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba, ... chữ số.
- Khi nhân một số thập phân với \(10; \;100;\; 1000;\; ...\) ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba ... chữ số.
Lời giải chi tiết:
a) \(78,29 × 10 = 782,9\)
\(78,29 × 0,1 = 7,829\)
b) \(265,307 × 100 = 26530,7\)
\(265,307 × 0,01 = 2,65307\)
c) \(0,68 × 10 = 6,8\)
\(0,68 × 0,1 = 0,068\)
Bài 3
Mua \(5kg\) đường phải trả \(38 500\) đồng. Hỏi mua \(3,5 kg\) đường cùng loại phải trả ít hơn bao nhiêu tiền?
Phương pháp giải:
- Số tiền khi mua \(1kg\) đường \(=\) số tiền mua \(5kg\) đường \(:\,5\).
- Số tiền khi mua \(3,5kg\) đường \(=\) số tiền mua \(1kg\) đường \(\times\, 3,5\).
- Số tiền phải trả ít hơn \(=\) Số tiền mua \(5kg\) đường \(-\) số tiền mua \(3,5kg\) đường.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
5 kg: 38 500 đồng
3,5 kg: trả ít hơn ... đồng?
Bài giải
Mua \(1kg\) đường thì hết số tiền là:
\(38500:5=7700\) (đồng)
Mua \(3,5 kg\) đường thì hết số tiền là:
\(7700\times 3,5 = 26 950\) (đồng)
Mua \(3,5 kg\) đường cùng loại phải trả ít hơn số tiền là:
\(38 500 - 26 950 = 11 550\) (đồng)
Đáp số: \(11 550\) đồng.
Bài 4
a) Tính rồi so sánh giá trị của \((a + b) \times c\) và \(a \times c + b \times c\):
\(a\) | \(b\) | \(c\) | \((a + b) \)\(\times c\) | \(a \times c\)\( + b \times c\) |
\(2,4\) | \(3,8\) | \(1,2\) |
|
|
\(6,5\) | \(2,7\) | \(0,8\) |
|
|
b) Tính bằng cách thuận tiện nhất:
\(9,3 \times 6,7 + 9,3 \times 3,3\); \(7,8 \times 0,35 + 0,35 \times 2,2\).
Phương pháp giải:
a) Thay các giá trị của a, b, c vào biểu thức rồi tính giá trị biểu thức đó.
Biểu thức có dấu ngoặc thì tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
Biểu thức có phép nhân và phép cộng thì thực hiên phép nhân trước, phép cộng sau.
b) Áp dụng công thức: \((a + b) \times c = a \times c + b \times c\).
Lời giải chi tiết:
a)
\((a + b) \times c\) | \(a \times c + b \times c\) |
\((2,4 + 3,8 ) \)\(\times 1,2 = 7,44\) | \(2,4 \times 1,2 +\)\( 3,8 \times 1,2 = 7,44\) |
\((6,5 + 2,7) \)\(\times 0,8 = 7,36\) | \(6,5 \times 0,8 + \)\(2,7 \times 0,8 = 7,36\) |
Nhận xét: \((a + b) \times c = a \times c + b \times c\).
b) \(9,3 \times 6,7 + 9,3 \times 3,3\)
\(= 9,3 \times (6,7 + 3,3)\)
\(= 9,3 \times 10\)
\(= 93\)
+) \( 7,8 \times 0,35 + 0,35 \times 2,2\)
\(= (7,8 + 2,2 ) \times 0,35\)
\(= 10 \times 0,35\)
\(= 3,5\)
Giải: Cùng em học toán lớp 5 tập 1
Bài 11: Em yêu tổ quốc Việt Nam
PHẦN 3: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 - TOÁN 5
Bài tập cuối tuần 33