Bài 1
Tính rồi rút gọn:
a) \(\dfrac{3}{5} : \dfrac{3}{4}\) \(\dfrac{2}{5} : \dfrac{3}{10}\) \(\dfrac{9}{8} : \dfrac{3}{4}\)
b) \(\dfrac{1}{4} : \dfrac{1}{2}\) \(\dfrac{1}{8} : \dfrac{1}{6}\) \(\dfrac{1}{5} : \dfrac{1}{10}\)
Phương pháp giải:
Muốn chia hai phân số ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
Lời giải chi tiết:
a) +)\(\dfrac{3}{5} : \dfrac{3}{4}=\dfrac{3}{5} \times \dfrac{4}{3}=\dfrac{3 \times 4}{5 \times 3} = \dfrac{4}{5}\)
+) \(\dfrac{2}{5} : \dfrac{3}{10}=\dfrac{2}{5} \times \dfrac{10}{3} = \dfrac{2\times 10}{5 \times 3}\)\(= \dfrac{2 \times 5\times 2}{ 5 \times 3}= \dfrac{4}{3}\)
+) \(\dfrac{9}{8} : \dfrac{3}{4}=\dfrac{9}{8} \times \dfrac{4}{3} = \dfrac{9\times 4}{8 \times 3}\)\(= \dfrac{3 \times 3 \times 4}{4 \times 2 \times 3}= \dfrac{3}{2}\)
b) +) \(\dfrac{1}{4} : \dfrac{1}{2}=\dfrac{1}{4} \times \dfrac{2}{1} = \frac{2}{4} = \dfrac{1}{2}\)
+) \(\dfrac{1}{8} : \dfrac{1}{6}=\dfrac{1}{8} \times \dfrac{6}{1} = \frac{6}{8} = \dfrac{3}{4}\)
+) \(\dfrac{1}{5} : \dfrac{1}{10}=\dfrac{1}{5} \times \dfrac{10}{1} = \frac{{10}}{5} = 2\)
Bài 2
Tìm \(x\):
a) \(\dfrac{3}{5} \times x =\dfrac{4}{7}\) b) \(\dfrac{1}{8}:x = \dfrac{1}{5}\)
Phương pháp giải:
a) \(x\) ở vị trí thừa số chưa biết. Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
b) \(x\) ở vị trí số chia. Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.
Lời giải chi tiết:
a) \(\dfrac{3}{5} \times x = \dfrac{4}{7}\) b) \(\dfrac{1}{8}:x = \dfrac{1}{5}\)
\(x =\) \(\dfrac{4}{7} : \dfrac{3}{5}\) \(x = \dfrac{1}{8}:\dfrac{1}{5}\)
$x = \frac{4}{7} \times \frac{5}{3}$ $x = \frac{1}{8} \times \frac{5}{1}$
\(x =\) \(\dfrac{20}{21}\) \(x = \dfrac{5}{8}\)
Bài 3
Tính rồi nêu nhận xét về hai phân số và kết quả:
a) \(\dfrac{2}{3} \times \dfrac{3}{2}\) ; b) \(\dfrac{4}{7} \times \dfrac{7}{4}\) ; c) \(\dfrac{1}{2}\times \dfrac{2}{1}\)
Phương pháp giải:
Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.
Lời giải chi tiết:
a) \(\dfrac{2}{3}\times \dfrac{3}{2}\)\(=\dfrac{2 ×3 }{3×2}=1\)
b) \(\dfrac{4}{7}\times \dfrac{7}{4}\)\(=\dfrac{4 ×7 }{7×4}=1\)
c) \(\dfrac{1}{2}\times \dfrac{2}{1}\)\(=\dfrac{2 ×1}{1×2}=1\)
Nhận xét:
- Ở mỗi phép nhân, hai phân số đó là hai phân số đảo ngược nhau.
- Tích của hai phân số đảo ngược luôn bằng \(1\).
Bài 4
Một hình bình hành có diện tích \(\dfrac{2}{5}m^2\) , chiều cao \(\dfrac{2}{5}m\). Tính độ dài đáy của hình đó.
Phương pháp giải:
Muốn tính độ dài đáy của hình bình hành ta lấy diện tích chia cho chiều cao.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt:
Diện tích hình bình hành: \(\dfrac{2}{5}m^2\)
Chiều cao: \(\dfrac{2}{5}m\)
Độ dài đáy: ...m?
Bài giải
Độ dài đáy của hình bình hành là:
\(\dfrac{2}{5}: \dfrac{2}{5}=1\;(m)\)
Đáp số: \(1m\).
Bài 2. Địa phương em (tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương)
SGK Hoạt động trải nghiệm 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Unit 3: Appearance and personality
Chủ đề 3. Dấu câu
Chủ đề 1. Địa phương em (Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)
SGK Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
STK - Cùng em phát triển năng lực Toán 4
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 4
SGK Toán 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 4 - Cánh Diều
VBT Toán 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Toán 4 - Cánh Diều
VNEN Toán Lớp 4
Vở bài tập Toán Lớp 4
Bài tập cuối tuần Toán Lớp 4
Cùng em học toán Lớp 4
Ôn tập hè Toán Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Toán Lớp 4
Bài tập phát triển năng lực Toán Lớp 4