Sơ đồ tư duy: Phân số lớp 4
Bài 1
Tính rồi rút gọn:
a) \(\displaystyle {2 \over 7}:{4 \over 5};\) b) \( \displaystyle {3 \over 8}:{9 \over 4};\)
c) \(\displaystyle {8 \over {21}}:{4 \over 7};\) d) \(\displaystyle {5 \over 8}:{{15} \over 8}\)
Phương pháp giải:
Muốn chia hai phân số ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
Lời giải chi tiết:
a) \( \displaystyle{2 \over 7}:{4 \over 5} = {2 \over 7} \times {5 \over 4} = {{10} \over {28}} = {{10:2} \over {28:2}} \)\( \displaystyle= {5 \over {14}};\)
Hoặc : \( \displaystyle{2 \over 7}:{4 \over 5} = {2 \over 7} \times {5 \over 4} = {{2 \times 5 } \over {7 \times 4 }} \)\( \displaystyle= {{2\times 5} \over {7 \times 2 \times 2}} = {5 \over {14}};\)
b) \( \displaystyle{3 \over 8}:{9 \over 4} = {3 \over 8} \times {4 \over 9} = {{12} \over {72}} = {{12:12} \over {72:12}}\)\( \displaystyle = {1 \over 6};\)
Hoặc : \( \displaystyle{3 \over 8}:{9 \over 4} = {3 \over 8} \times {4 \over 9} = {{3\times 4 } \over {8 \times 9}} \)\( \displaystyle = {{3 \times 4} \over {4 \times 2 \times 3 \times 3}} = {1 \over 6};\)
c) \( \displaystyle{8 \over {21}}:{4 \over 7} = {8 \over {21}} \times {7 \over 4} = {{56} \over {84}} \) \(\displaystyle= {{56:28} \over {84:28}} = {2 \over 3};\)
Hoặc : \( \displaystyle{8 \over {21}}:{4 \over 7} = {8 \over {21}} \times {7 \over 4} = {{8\times 7} \over {21 \times 4}} \) \(\displaystyle= {{2 \times 4 \times 7} \over {3 \times 7 \times 4}} = {2 \over 3};\)
d) \( \displaystyle{5 \over 8}:{{15} \over 8} = {5 \over 8} \times {8 \over {15}} = {{40} \over {120}} \) \(\displaystyle = {{40:40} \over {120:40}} = {1 \over 3}.\)
Hoặc : \( \displaystyle{5 \over 8}:{{15} \over 8} = {5 \over 8} \times {8 \over {15}} = {{5 \times 8} \over {8 \times 15}} \) \(\displaystyle = {{5 \times 8} \over {8 \times 5 \times 3}} = {1 \over 3}.\)
Bài 2
Tính (theo mẫu):
Mẫu: \( \displaystyle 2:{3 \over 4} = {2 \over 1} : { 3 \over 4} = { 2\over 1} \times {4 \over 3 }= {8 \over 3}\)
Ta có thể viết gọn như sau: \( \displaystyle 2:{3 \over 4} = {{2 \times 4} \over 3} = {{8} \over 3}\)
a) \( \displaystyle3:{5 \over 7};\) b) \( \displaystyle4:{1 \over 3};\) c) \( \displaystyle5:{1 \over 6}.\)
Phương pháp giải:
Để chia số tự nhiên cho phân số ta có thể viết số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là \(1\), sau đó thực hiện phép chia hai phân số như thông thường; hoặc ta viết gọn lại tương tự như ở ví dụ mẫu.
Lời giải chi tiết:
\( \displaystyle\eqalign{
& a)\,\,3:{5 \over 7} = {{3 \times 7} \over 5} = {{21} \over 5}; \cr
& b)\,\,4:{1 \over 3} = {{4 \times 3} \over 1} = 12; \cr
& c)\,\,5:{1 \over 6} = {{5 \times 6} \over 1} = 30. \cr} \)
Bài 3
Tính bằng hai cách:
\( \displaystyle a)\,\,\left( {{1 \over 3} + {1 \over 5}} \right) \times {1 \over 2}; \) \( \displaystyle b)\,\,\left( {{1 \over 3} - {1 \over 5}} \right) \times {1 \over 2}. \)
Phương pháp giải:
Cách 1: biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
Cách 2: Áp dụng công thức nhân một tổng hoặc một hiệu với một số:
\((a+b)\times c = a \times c + b \times c\) ; \((a-b)\times c = a \times c - b \times c\)
Lời giải chi tiết:
a) Cách 1:
\( \displaystyle\,\,\left( {{1 \over 3} + {1 \over 5}} \right) \times {1 \over 2} = \left( {{5 \over {15}} + {3 \over {15}}} \right) \times {1 \over 2} \)
\( \displaystyle= {8 \over {15}} \times {1 \over 2} = {8 \over {30}}= {4 \over {15}};\)
Cách 2:
\( \displaystyle\,\,\left( {{1 \over 3} + {1 \over 5}} \right) \times {1 \over 2} = {1 \over 3} \times {1 \over 2} + {1 \over 5} \times {1 \over 2} \)
\( \displaystyle= {1 \over 6} + {1 \over {10}} = {{10} \over {60}} + {6 \over {60}} = {{16} \over {60}} = {4 \over {15}}\)
b) Cách 1:
\( \displaystyle\,\left( {{1 \over 3} - {1 \over 5}} \right) \times {1 \over 2} = \left( {{5 \over {15}} - {3 \over {15}}} \right) \times {1 \over 2} \)
\( \displaystyle= {2 \over {15}} \times {1 \over 2} = {2 \over {30}}= {1 \over {15}}\)
Cách 2:
\( \displaystyle\left( {{1 \over 3} - {1 \over 5}} \right) \times {1 \over 2} = {1 \over 3} \times {1 \over 2} - {1 \over 5} \times {1 \over 2}\)
\( \displaystyle= {1 \over 6} - {1 \over {10}}\)\( \displaystyle= {{10} \over {60}} - {6 \over {60}}\)\( \displaystyle= {4 \over {60}} = {1 \over {15}}\)
Bài 4
Cho các phân số \( \displaystyle{1 \over 2}\,;\;{1 \over 3}\,;\;{1 \over 4}\,;\;{1 \over 6}\). Hỏi mỗi phân số đó gấp mấy lần \( \displaystyle{1 \over {12}}\)?
Mẫu: \( \displaystyle{1 \over 2}:{1 \over {12}} = {1 \over 2} \times {{12} \over 1} = {{12} \over 2} = 6\)
Vậy: \( \displaystyle{1 \over 2}\) gấp 6 lần \( \displaystyle{1 \over {12}}\).
Phương pháp giải:
Thực hiện phép chia hai phân số để tìm thương của hai phân số đó.
Lời giải chi tiết:
+) \( \displaystyle{1 \over 3}:{1 \over {12}} = {1 \over 3} \times {{12} \over 1} = {{12} \over 3} = 4\)
Vậy: \( \displaystyle{1 \over 3}\) gấp \(4\) lần \( \displaystyle{1 \over {12}}\).
+) \( \displaystyle{1 \over 4}:{1 \over {12}} = {1 \over 4} \times {{12} \over 1} = {{12} \over 4} = 3\)
Vậy: \( \displaystyle{1 \over 4}\) gấp \(3\) lần \( \displaystyle{1 \over {12}} \).
+) \( \displaystyle{1 \over 6}:{1 \over {12}} = {1 \over 6} \times {{12} \over 1} = {{12} \over 6} = 2\)
Vậy: \( \displaystyle{1 \over 6}\) gấp \(2\) lần \( \displaystyle{1 \over {12}}\).
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo tập 2
Chủ đề 1. Chất
Chủ đề: Tôn trọng tài sản của người khác
TẢ CẢNH
Unit 6: Home
SGK Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
STK - Cùng em phát triển năng lực Toán 4
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 4
SGK Toán 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 4 - Cánh Diều
VBT Toán 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Toán 4 - Cánh Diều
VNEN Toán Lớp 4
Vở bài tập Toán Lớp 4
Bài tập cuối tuần Toán Lớp 4
Cùng em học toán Lớp 4
Ôn tập hè Toán Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Toán Lớp 4
Bài tập phát triển năng lực Toán Lớp 4