Bài 1
Viết các số sau dưới dạng phân số thập phân:
a) \(0,3\) ; \(0,72\) ; \(1,5\) ; \(9,347.\)
b) \(\dfrac{1}{2}\) ; \(\dfrac{2}{5}\) ; \(\dfrac{3}{4}\) ; \(\dfrac{6}{25}\).
Phương pháp giải:
a) Dựa vào cách viết: \(\dfrac{1}{10} = 0,1\) ; \(\dfrac{1}{100}=0,01\) ; ...
b) Nhân cả tử số và mẫu số của phân số đã cho với một số thích hợp để được phân số có mẫu số là \(10; \; 100;\; 1000; ...\).
Lời giải chi tiết:
a) \(0,3 = \dfrac{3}{10}\); \( 0,72 =\dfrac{72}{100}\);
\(1,5 =\dfrac{15}{10}\) ; \(9,347 =\dfrac{9347}{1000}\).
b) \(\dfrac{1}{2} = \dfrac{5}{10}\) ; \(\dfrac{2}{5} = \dfrac{4}{10}\) ;
\(\dfrac{3}{4}= \dfrac{75}{100}\) ; \(\dfrac{6}{25} = \dfrac{24}{100}\).
Bài 2
a) Viết số thập phân dưới dạng tỉ số phần trăm:
0,35 = ....; 0,5 = ...; 8,75 = ....
b) Viết tỉ số phần trăm dưới dạng số thập phân:
45% = ...; 5% = ....; 625% = .....
Phương pháp giải:
Dựa vào cách viết: \(\dfrac{1}{100}=0,01 = 1\%.\)
Lời giải chi tiết:
a) 0,35 = 35% ; 0,5 = 0,50 = 50% ; 8,75 = 875%
b) 45% = 0,45; 5% = 0,05; 625% = 6,25
Bài 3
Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân :
a) \(\dfrac{1}{2}\) giờ ; \(\dfrac{3}{4}\) giờ ; \(\dfrac{1}{4}\) phút.
b) \(\dfrac{7}{2}m\) ; \(\dfrac{3}{10}km\); \(\dfrac{2}{5}kg\).
Phương pháp giải:
Viết các phân số đã cho dưới dạng phân số thập phân sau đó viết dưới dạng số thập phân.
Lời giải chi tiết:
a) \(\dfrac{1}{2}\) giờ \(= \dfrac{5}{10}\) giờ \(= 0,5\) giờ ;
\(\dfrac{3}{4}\) giờ \(= \dfrac{75}{100}\) giờ \(= 0,75\) giờ ;
\(\dfrac{1}{4}\) phút \(= \dfrac{25}{100}\) phút \(=0,25\) phút.
b) \(\dfrac{7}{2}m\) \(= \dfrac{35}{10}m=3,5m\) ;
\(\dfrac{3}{10}km=0,3km\) ;
\(\dfrac{2}{5}kg\) \(= \dfrac{4}{10}kg=0,4kg\).
Bài 4
Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
a) \(4,5\) ; \(4,23\) ; \(4,505\) ; \(4,203.\)
b) \(72,1\) ; \(69,8\) ; \(71,2\) ; \(69,78.\)
Phương pháp giải:
So sánh các số thập phân, sau đó sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn.
Lời giải chi tiết:
a) Vì \(4,203 \;< \;4,23 \;< \; 4,5 \;< \; 4,505\) nên viết các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn như sau: \( 4,203 \,;\; 4,23 \,; \; 4,5 \,;\; 4,505\).
b) Vì \( 69,78 \;<\; 69,8 \;<\; 71,2 \;<\; 72,1\) nên viết các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn như sau: \( 69,78 \,;\; 69,8 \,;\; 71,2 \,;\; 72,1\).
Bài 5
Tìm một số thập phân thích hợp để viết vào chỗ chấm, sao cho:
\(0,1 < ... < 0,2.\)
Phương pháp giải:
Có thể viết \(0,1 = 0,10=0,100= ...\); \(0,2 = 0,20=0,200= ...\). Từ đó tìm được các số thập phân thỏa mãn đều bài.
Lời giải chi tiết:
Số vừa lớn hơn \(0,10\) vừa bé hơn \(0,20\) có thể là \(0,11 ; 0,12 ; 0,13; ...\)
Lưu ý: Có rất nhiều số thập phân thích hợp để viết vào chỗ chấm sao cho \(0,1 < ... < 0,2\), ví dụ \(0,12\,; 0,125\,; 0,1357,; ...\). Mỗi học sinh có thể tùy chọn số thích hợp để điền vào chỗ chấm.
Chuyên đề 1. Các bài toán về dãy số
Unit 13. What do you do in your free time?
Bài tập cuối tuần 5
Chuyên đề 8. Bài toán về tỉ số phần trăm
Chương 5. Ôn tập