Phần I
Khởi động:
Các tấm biển báo dưới đây nhắc nhở chúng ta điều gì?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các tấm biển trong bức tranh.
Lời giải chi tiết:
Các tấm biển báo trong tranh nhắc nhở chúng ta:
- Không giẫm chân lên cỏ
- Không vứt rác bừa bãi
- Không hái hoa
Phần II
Bài đọc:
CỎ NON CƯỜI RỒI
Mùa xuân đã đến. Cỏ trong công viên bừng tỉnh sau giấc ngủ đông. Từng đàn én từ phương Nam trở về. Trẻ em chơi đùa dưới ánh mặt trời ấm áp.
Một hôm, chị én nâu đang sửa soạn đi ngủ thì nghe thấy tiếng khóc thút thít. Lần theo tiếng khóc, én nâu tìm đến công viên nhỏ. Thấy một cây cỏ non đang khóc, én nâu hỏi:
- Em bị ốm à?
Cỏ non khóc nấc lên:
- Chị ơi, em không đứng thẳng được nữa. Các bạn nhỏ đã đến đây chơi đùa và giẫm lên em.
Én nâu lặng đi một phút rồi bỗng reo lên:
- Đừng khóc nữa! Chị sẽ giúp em.
Thế rồi, én nâu gọi thêm rất nhiều bạn của mình. Suốt đêm, cả đàn én ra sức đi tìm cỏ khô tết thành dòng chữ “Không giẫm chân lên cỏ!” đặt bên cạnh bãi cỏ. Xong việc, én nâu tươi cười bảo cỏ non:
- Từ nay em yên tâm rồi! Không còn ai giẫm lên em nữa đâu.
Cỏ non nhoẻn miệng cười và cảm ơn chị én nâu.
(Theo 365 truyện kể hằng đêm)
Từ ngữ
Thút thít: tiếng khóc nhỏ và ngắt quãng.
Phần III
Trả lời câu hỏi:
Câu 1: Nói tiếp câu tả cảnh mùa xuân trong công viên:
a. Cỏ (...).
b. Đàn én (...).
c. Trẻ em (...).
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ nhất.
Lời giải chi tiết:
a. Cỏ: bừng tỉnh sau giấc ngủ đông
b. Đàn én: từ phương Nam trở về
c. Trẻ em: chơi đùa dưới ánh mặt trời ấm áp
Câu 2
Câu 2: Vì sao cỏ non lại khóc?
Phương pháp giải:
Em đọc câu trả lời của cỏ non trước câu hỏi của chị én nâu.
Lời giải chi tiết:
Cỏ non khóc là bởi vì các bạn nhỏ đã giẫm nên cỏ non, giờ cỏ non không đứng thẳng được nữa.
Câu 3
Câu 3: Thương cỏ non, chim én đã làm gì?
Phương pháp giải:
Em đọc từ đoạn “Thế rồi,…” đến hết.
Lời giải chi tiết:
Thương cỏ non, chim én đã gọi thêm nhiều bạn dùng cỏ khô tết thành dòng chữ “không giẫm chân lên cỏ” rồi đặt bên cạnh bãi cỏ để bảo vệ cỏ non.
Câu 4
Câu 4: Thay lời chim én, nói lời nhắn nhủ tới các bạn nhỏ.
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Các bạn nhỏ đừng giẫm chân lên cỏ non nhé!
- Các bạn nhỏ ơi, chúng mình cùng nhau bảo vệ cỏ non nhé!
Phần IV
Câu 1: Tìm từ ngữ cho biết tâm trạng, cảm xúc của cỏ non.
M: khóc thút thít
Phương pháp giải:
Em xem lại bài đọc.
Lời giải chi tiết:
Những từ ngữ cho biết tâm trạng, cảm xúc của cỏ non là: khóc nấc, khóc thút thít, nhoẻn miệng cười
Câu 2
Câu 2: Đặt một câu với từ ngữ vừa tìm được
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài.
Lời giải chi tiết:
Mai khóc thút thít vì kế hoạch đi chơi bị hủy.
Em bé nhoẻn miệngcười khi thấy mẹ về.
Nội dung
Cỏ non khóc thút thít vì bị các bạn nhỏ giẫm chân lên cỏ. Chim én cùng các bạn tìm cách bảo vệ cỏ non. |
Chủ đề. TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ
Chủ đề 4. Thực vật và động vật
Chủ đề. THỂ HIỆN CẢM XÚC BẢN THÂN
Chủ đề 2. Sáng tạo với nét vẽ
Unit 4: Animals
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 2
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Tiếng Việt - Cánh Diều Lớp 2
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 2
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 2
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 2