Phần I
Khởi động:
Hình ảnh trong bức tranh thể hiện mùa nào trong năm?
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ cảnh vật trong bức tranh.
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh trong bức tranh thể hiện mùa xuân.
Phần II
Đọc:
HOẠ MI HÓT
Mùa xuân! Mỗi khi hoạ mi cất lên những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu.
Trời bỗng sáng ra. Những luồng sáng chiếu qua các chùm lộc mới nhú, rực rỡ hơn. Những gợn sóng trên hồ hoà nhịp với tiếng hoạ mi hót, lấp lánh thêm. Da trời bỗng xanh hơn, những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của hoạ mi chợt bừng giấc, xoè những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi. Tiếng hót dìu dặt của hoạ mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ngợi ca núi sông đang đổi mới.
Chim, mây, nước và hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của hoạ mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc... Hoạ mi thấy lòng vui sướng, Cố hót hay hơn.
(Theo Võ Quảng)
Từ ngữ:
- Luồng sáng: ánh sáng di chuyển theo một chiều nhất định.
- Lộc: là mới bắt đầu mọc vào mùa xuân.
- Dìu dặt: âm thanh lúc nhanh, lúc chậm một cách nhịp nhàng và êm nhẹ.
Phần III
Câu 1: Tiếng hót kì diệu của hoạ mi đã làm cho những sự vật trên bầu trời thay đổi như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ hai.
Lời giải chi tiết:
Tiếng hót kì diệu của họa mi đã làm cho những sự vật trên bầu trời thay đổi: trời bỗng sáng ra, những luồng sáng chiếu qua những chùm lộc mới nhú, rực rỡ hơn, da trời bỗng xanh hơn, những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn.
Câu 2
Câu 2: Những gợn sóng trên hồ có gì thay đổi khi hoà nhịp với tiếng hoạ mi hót?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ hai.
Lời giải chi tiết:
Khi hòa nhịp với tiếng họa mi hót, những gợn sóng trên hồ trở nên lấp lánh thêm.
Câu 3
Câu 3: Nối tiếp sự thay đổi của các sự vật trên mặt đất khi nghe hoạ mi hót.
a. Các loài hoa (...).
b. Các loài chim (...).
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ hai.
Lời giải chi tiết:
a. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của họa mi chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi.
b. Các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ngợi ca núi sông đang đổi mới.
Câu 4
Câu 4: Nếu được đặt tên cho bài đọc, em sẽ chọn tên nào?
a. Sứ giả của mùa xuân
b. Hoạ mi và mùa xuân
c. Hoạ mi hót
Phương pháp giải:
Em lựa chọn theo ý mình và giải thích lí do.
Lời giải chi tiết:
Em lựa chọn tên “Sứ giả mùa xuân” bởi vì khi họa mi xuất hiện cùng với tiếng hót của mình trong những ngày xuân đã làm cho vạn vật trên đời như có sự thay đổi diệu kì, tươi đẹp hơn, lấp lánh hơn và giàu sức sống hơn.
Phần IV
Câu 1: Tìm trong bài đọc từ ngữ tả tiếng hót của hoạ mi.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ lại bài.
Lời giải chi tiết:
Những từ ngữ tả tiếng hót của họa mi đó là: vang lừng, trong suốt, dìu dặt, kì diệu.
Câu 2
Câu 2: Đặt một câu với từ ngữ vừa tìm được.
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài.
Lời giải chi tiết:
Chim họa mi hót vang lừng.
Nội dung chính
Họa mi tới báo hiệu mùa xuân về. Tiếng hót của họa mi làm cho sự vật trên bầu trời và mặt đất như đẹp hơn, lấp lánh hơn và tràn đầy sức sống hơn. |
Chủ đề 6. Quê hương em
Chủ đề 6. Gia đình yêu thương
Chủ đề 4. Những mảng màu yêu thích
Unit 4
Bài tập cuối tuần 15
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 2
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Tiếng Việt - Cánh Diều Lớp 2
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 2
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 2
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 2