Phần I
Luyện từ và câu:
Câu 1; Xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp:
Nhóm 1: Từ chỉ tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi
Nhóm 2: Từ chỉ tình cảm của thiếu nhi Với Bác Hồ
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Từ chỉ tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi: yêu thương, chăm lo, quan tâm
- Từ chỉ tình cảm của thiếu nhi Với Bác Hồ: kính yêu, nhớ ơn, kính trọng
Câu 2
Câu 2: Chọn từ trong khung để hoàn thành câu.
a. Người dân Việt Nam lao động rất (...).
b. Các chú bộ đội chiến đấu (...) để bảo vệ Tổ quốc.
c. Người Việt Nam luôn (...) với du khách nước ngoài.
Phương pháp giải:
- anh dũng: không sợ khó khăn và nguy hiểm khi làm những việc cao đẹp.
- cần cù: chăm chỉ, chịu khó làm một cách thường xuyên
- thân thiện: thể hiện sự tử tế và có thiện cảm với nhau.
Lời giải chi tiết:
a. Người dân Việt Nam lao động rất cần cù.
b. Các chú bộ đội chiến đấu anh dũng để bảo vệ Tổ quốc.
c. Người Việt Nam luôn thân thiện với du khách nước ngoài.
Câu 3
Câu 3: Quan sát tranh:
a. Đặt tên cho bức tranh.
b. Nói một câu về Bác Hồ.
Phương pháp giải:
- Em quan sát tranh xem Bác Hồ đang làm gì? Bác Hồ đang ở đâu?
- Hoàn thành bài tập theo những gì em quan sát được
Lời giải chi tiết:
a. Bác Hồ với cây xanh, Bác Hồ với thiên nhiên, Bác Hồ với môi trường
b.
- Bác Hồ đang tưới cây.
- Bác Hồ rất yêu thiên nhiên.
- Bác Hồ đang chăm sóc cây trong vườn.
Phần II
Luyện viết đoạn:
Câu 1: Kể lại một việc Bác Hồ đã làm trong câu chuyện Chiếc rễ đa tròn.
- Em muốn kể về việc làm nào của Bác Hồ?
- Bác đã làm việc đó như thế nào?
- Em có suy nghĩ gì về việc làm của Bác?
Phương pháp giải:
Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Em muốn kể lại việc Bác Hồ trồng chiếc rễ đa trong vườn theo một cách đặc biệt.
- Một sớm, Bác đi dạo trong vườn thì phát hiện ra có một chiếc rễ đa nhỏ và dài trên mặt đất. Bác nhặt chiếc rễ đa lên, suy nghĩ một lát rồi nói với chú cần vụ cuốn chiếc rễ lại rồi trồng xuống cho nó mọc tiếp. Thấy chú cần vụ làm chưa đúng, bác tỉ mỉ tự tay cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn, cùng chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất. Chú cần vụ thắc mắc vì sao lại phải làm như vậy thì Bác chỉ mỉm cười bảo rằng : Rồi sau chú sẽ biết. Sau này, chiếc rễ đa ấy lớn lên thành cây đa con có vòng lá tròn. Thiếu nhi tới thăm vườn Bác rất thích chơi ở đây. Lúc đó, mọi người mới hiểu vì sao khi xưa Bác lại trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế.
- Em thấy Bác Hồ rất yêu thương thiếu nhi.
Câu 2
Câu 2: Viết 4 – 5 câu về việc em vừa kể ở trên.
Phương pháp giải:
Em dựa vào những gì em vừa kể rồi viết ngắn gọn lại.
Lời giải chi tiết:
Việc Bác Hồ trồng chiếc rễ đa theo cách đặc biệt khiến em rất ấn tượng. Khi thấy chiếc rễ đa nhỏ và dài rơi trong vườn sau trận gió đêm qua, Bác Hồ đã nghĩ cách trồng lại nó. Bác tỉ mỉ cuộn chiếc rễ đa thành vòng tròn, cùng chú cần vụ buộc nó vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất. Thời gian qua đi, chiếc rễ đa tròn Bác trồng trở thành cây đa con có vòng lá tròn. Thiếu nhi tới thăm vườn Bác rất thích chơi ở đây. Lúc đó, mọi người mới hiểu vì sao Bác lại trồng chiếc rễ đa năm xưa như thế. Chỉ qua một việc làm nhỏ, em cũng thấy được Bác Hồ rất yêu thương thiếu nhi.
Chủ đề 1. Học vui cùng màu sắc
Chủ đề 1. Sắc màu âm thanh
Chủ đề 7: Tình bạn
Chủ đề 3: Mái trường thân yêu
Đề thi học kì 1
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 2
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Tiếng Việt - Cánh Diều Lớp 2
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 2
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 2
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 2