Phần I
Khởi động:
Nói tên một người anh hùng nhỏ tuổi mà em biết.
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Một số anh hùng nhỏ tuổi mà em biết là anh Kim Đồng và anh Nguyễn Bá Ngọc.
Phần II
Bài đọc:
BÓP NÁT QUẢ CAM
Giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Thấy sứ giặc ngang ngược, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận.
Biết vua họp bàn việc nước dưới thuyền rồng, Quốc Toản quyết đợi gặp nhà vua xin đánh giặc. Đợi mãi không gặp được vua, cậu liều chết xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bến.
Gặp vua, Quốc Toản quỳ xuống tâu:
- Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh!
Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.
Vua cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:
- Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.
Nói rồi, vua ban cho Quốc Toản một quả cam.
Quốc Toản ấm ức bước lên bờ: "Vua ban cho cam quý nhưng xem ta như trẻ con, không cho dự bàn việc nước". Nghĩ đến quân giặc ngang ngược, cậu nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt.
Khi trở ra, Quốc Toản xoè tay cho mọi người xem cam quý. Nhưng quả cam đã nát từ bao giờ.
(Theo Nguyễn Huy Tưởng)
Từ ngữ
- Giặc Nguyên: giặc từ phương Bắc.
- Trần Quốc Toản (1267–1285): một thiếu niên anh hùng, tham gia không chiến chống giặc Nguyên.
Phần III
Trả lời câu hỏi:
Câu 1: Trần Quốc Toản xin gặp vua để làm gì?
Phương pháp giải:
Em đọc phần đầu của câu chuyện.
Lời giải chi tiết:
Trần Quốc Toản xin gặp vua để xin đánh giặc.
Câu 2
Câu 2: Tìm chi tiết cho thấy Trần Quốc Toản rất nóng lòng gặp vua.
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn Trần Quốc Toản đợi để được gặp vua.
Lời giải chi tiết:
Chi tiết cho thấy Trần Quốc Toản rất nóng lòng gặp vua là: Đợi mãi không gặp được vua, cậu liền xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bến.
Câu 3
Câu 3: Vua khen Trần Quốc Toản thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc lời vua nói.
Lời giải chi tiết:
Vua đã khen Trần Quốc Toản rằng còn trẻ mà đã biết lo việc nước.
Câu 4
Câu 4: Vì sao được vua khen mà Trần Quốc Toản vẫn ấm ức?
Phương pháp giải:
Em đọc phần nói lên suy nghĩ của Trần Quốc Toản.
Lời giải chi tiết:
Được vua khen mà Trần Quốc Toản vẫn ấm ức là bởi vì Trần Quốc Toản nghĩ vua coi mình như trẻ con, không cho dự bàn việc nước.
Câu 5
Câu 5: Việc Trần Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam thể hiện điều gì?
Phương pháp giải:
Em đọc phần cuối của câu chuyện.
Lời giải chi tiết:
Việc Trần Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam thể hiện Trần Quốc Toản là người yêu nước, căm thù giặc.
Phần IV
Câu 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Từ ngữ chỉ người: Trần Quốc Toản, vua, lính, sứ thần
- Từ ngữ chỉ vật: thuyền rồng, quả cam, thanh gươm
Câu 2
Câu 2: Kết hợp ô chữ bên trái với ô chữ bên phải để tạo câu nêu hoạt động.
Phương pháp giải:
Câu nêu hoạt động là câu có chứa từ chỉ hoạt động.
Lời giải chi tiết:
Câu nêu hoạt động là câu: Trần Quốc Toản xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bến để gặp vua.
Nội dung
Trần Quốc Toản tuy còn nhỏ tuổi nhưng đã có lòng yêu nước và căm thù giặc |
Unit 7: Are these his pants?
Chủ đề 4. NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI
CÙNG EM HỌC TIẾNG VIỆT 2 TẬP 1
Ôn tập cuối năm
Bài tập cuối tuần 9
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 2
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Tiếng Việt - Cánh Diều Lớp 2
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 2
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 2
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 2