Phần I
Em có thể dùng cách nào để liên lạc với người thân ở xa?
Phương pháp giải:
Em liên hệ bản thân để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Để liên lạc với người thân ở xa em thường gọi điện thoại hoặc dùng các mạng xã hội như facebook, zalo,…
Phần II
Bài đọc:
TỪ CHÚ BỒ CÂU ĐẾN IN-TƠ-NÉT
Ngoài trò chuyện trực tiếp, con người còn nghĩ ra rất nhiều cách để trao đổi với nhau khi ở xa.
Từ xa xưa, người ta đã biết huấn luyện bồ câu để đưa thư. Bồ câu nhớ đường rất tốt. Nó có thể bay qua một chặng đường dài hàng nghìn cây số để mang thư đến đúng nơi nhận.
Những người đi biển còn nghĩ ra cách bỏ thư vào trong những chiếc chai thuỷ tinh. Nhờ sóng biển, những chiếc chai này được đẩy vào đất liền. Có những bức thư vài chục năm sau mới được tìm thấy.
Ngày nay, việc trao đổi thông tin dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn có thể viết thư, gọi điện cho người khác. Nhờ có in-tơ-nét, bạn cũng có thể nhìn thấy người nói chuyện với mình, dù hai người đang ở cách nhau rất xa.
(Hải Nam)
Từ ngữ
- In-tơ-nét: mạng kết nối các máy tính trên toàn thế giới.
- Huấn luyện: giảng dạy và hướng dẫn luyện tập.
Phần III
Trả lời câu hỏi:
Câu 1: Thời xưa, người ta đã gửi thư bằng những cách nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ 2 và 3.
Lời giải chi tiết:
Thời xưa, người ta đã gửi thư bằng cách dùng bồ câu đưa thư hoặc bỏ thư vào chai thủy tinh nhờ sóng biển đưa trở về đất liền.
Câu 3
Câu 3: Ngày nay, chúng ta có thể trò chuyện với người ở xa bằng những cách nào?
Phương pháp giải:
Em liên hệ thực tế để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Ngày nay, chúng ta có thể trò chuyện với người ở xa bằng cách viết thư, gọi điện hoặc trò chuyện qua in-tơ-nét
Câu 4
Câu 4: Nếu cần trò chuyện với người ở xa, em chọn phương tiện nào? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Nếu cần trò chuyện với người ở xa, em thường liên hệ bằng in-tơ-nét thông qua các mạng xã hội như facebook, zalo,… bởi vì em vừa muốn nhìn thấy người thân lại vừa muốn nghe giọng nói của mọi người.
Phần IV
Luyện tập theo văn bản đọc:
Câu 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:
a. Từ ngữ chỉ sự vật
b. Từ ngữ chỉ hoạt động
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
a. Từ ngữ chỉ sự vật: bồ câu, chai thủy tinh, bức thư, điện thoại
b. Từ ngữ chỉ hoạt động: trò chuyện, gửi, trao đổi
Câu 2
Câu 2: Nói tiếp để hoàn thành câu:
Nhờ có in-tơ-nét, bạn có thể ......
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
Nhờ có in-tơ-nét, bạn có thể nhìn thấy người nói chuyện với mình, dù hai người đang ở cách nhau rất xa.
Nội dung
Đi lên theo sự phát triển của thời đại, ngày nay, con người ta đã có thể sử dụng in-tơ-nét thay cho bồ câu đưa thư hay nhét thư vào những chai thủy tinh để trò chuyện với những người ở cách mình rất xa. |
Bài tập cuối tuần 9
Chủ đề 7. TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ
Unit 2
Chủ đề 3. Trang trí bằng chấm, nét lặp lại
Unit 6: Around Town
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 2
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Tiếng Việt - Cánh Diều Lớp 2
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 2
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 2
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 2