Phần I
Khởi động:
Bức tranh vẽ cảnh gì?
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ trong tranh xem cảnh vật có gì đặc biệt?
Lời giải chi tiết:
Tranh vẽ cảnh sông nước mênh mông. Các bạn nhỏ vui vẻ ngắm nhìn những chú cá bơi lội tung tăng. Mọi người vẫn sinh hoạt và lao động bình thường trong những ngày nước nổi.
Phần II
Đọc:
MÙA NƯỚC NỔI
Mùa này, người làng tôi gọi là mùa nước nổi, không gọi là mùa nước lũ, vì nước lên hiền hoà. Nước mỗi ngày một dâng lên. Mưa dầm dề, mưa sướt mướt ngày này qua ngày khác.
Rồi đến rằm tháng Bảy. “Rằm tháng Bảy nước nhảy lên bờ”. Dòng sông Cửu Long đã no đầy, lại tràn qua bờ. Nước trong ao hồ, trong đồng ruộng của mùa mưa hoà lẫn với nước dòng sông Cửu Long.
Đồng ruộng, vườn tược và cây cỏ như biết giữ lại hạt phù sa ở quanh mình, nước lại trong dần. Ngồi trong nhà, ta thấy cả những đàn cá ròng ròng, từng đàn, từng đàn theo cả mẹ xuôi theo dòng nước, vào tận đồng sâu.
Ngủ một đêm, sáng dậy, nước ngập lên những viên gạch. Phải lấy ván, lấy tre làm cầu từ cửa trước vào đến tận bếp. Vui quá! Có cả một cây cầu lắt lẻo ngay dưới mái nhà.
(Theo Nguyễn Quang Sáng)
Từ ngữ
- Cả ròng ròng: loài cá nhỏ, thường bơi theo đàn vào mùa nước nổi.
- Cửu Long: tên con sông lớn ở miền Nam nước ta.
- Phù sa: đất, cát nhỏ mịn, hoà tan trong dòng nước hoặc lắng đọng lại bờ sông, bãi bồi.
Phần III
Trả lời câu hỏi:
Câu 1: Vì sao người ta gọi là mùa nước nổi mà không gọi là mùa nước lũ?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn đầu tiên.
Lời giải chi tiết:
Người ta gọi là mùa nước nổi mà không gọi là mùa nước lũ là bởi vì nước lên hiền hòa.
Câu 2
Câu 2: Cảnh vật trong mùa nước nổi thế nào?
- Sông, nước
- Đồng ruộng, vườn tược, cây cỏ
- Cá
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ 2 và 3.
Lời giải chi tiết:
Trong mùa nước nổi, nước dâng cao, nước trong ao hồ, trong đồng ruộng hòa lẫn với nước sông Cửu Long, vườn tược, cây cỏ được bồi đắp phù sa, cá ròng ròng bơi thành từng đàn, theo cá mẹ xuôi theo dòng nước, vào tận đồng sâu.
Câu 3
Câu 3: Vì sao vào mùa nước nổi, người ta phải làm cầu từ cửa trước vào đến tận bếp?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn cuối cùng.
Lời giải chi tiết:
Vào mùa nước nổi, người ta phải làm cầu từ cửa trước vào đến tận bếp là bởi vì nước ngập lên những viên gạch, không đi lại được.
Câu 4
Câu 4: Em thích nhất hình ảnh nào trong bài?
Phương pháp giải:
Em tự chọn theo ý thích của mình và giải thích lí do vì sao?
Lời giải chi tiết:
Em thích nhất hình ảnh ngồi trong nhà có thể nhìn thấy cả những đàn cá ròng ròng, từng đàn, từng đàn theo cá mẹ xuôi theo dòng nước, vào tận đồng sâu. Bởi vì em cảm thấy hình ảnh này rất ngộ nghĩnh và đáng yêu.
Phần IV
Luyện tập theo văn bản đọc:
Câu 1: Từ nào chỉ đặc điểm của mưa có trong bài đọc?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ lại bài đọc.
Lời giải chi tiết:
Những từ chỉ đặc điểm có trong bài đọc đó là: dầm dề, sướt mướt.
Câu 2
Câu 2: Tìm thêm từ ngữ tả mưa.
M: ào ào
Phương pháp giải:
Em có thể tìm những từ ngữ tả âm thanh của tiếng mưa.
Lời giải chi tiết:
Những từ ngữ tả mưa là: lộp độp, tí tách, ào ào, rào rào,...
Nội dung chính
Mùa nước nổi là đặc trưng của đồng bằng sông Cửu Long. Thông qua cách miêu tả, ta thấy được tình yêu cảu tác giả đối với mảnh đất này. |
Unit 5: Animals
Unit 7: In the kitchen
Chủ đề 5. Những hình, khối lặp lại
Chủ đề 3. Kính yêu thầy cô - Thân thiện với bạn bè
Chủ đề 6. Trái đất và bầu trời
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 2
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Tiếng Việt - Cánh Diều Lớp 2
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 2
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 2
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 2