Bài 1
Đặt tính rồi tính:
\(a) \;7 : 3,5;\) \(b) \;702 : 7,2;\)
\(c) \;9 : 4,5;\) \(d) \;2 : 12,5.\)
Phương pháp giải:
Muốn chia một số tự nhiên cho một số thập phân ta làm như sau:
- Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì viết thêm vào bên phải số bị chia bấy nhiêu chữ số \(0.\)
- Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia các số tự nhiên.
Lời giải chi tiết:
Bài 2
Tính nhẩm:
a) \(32 : 0,1\) b) \(168 : 0,1\)
\(32 : 10\) \(168 : 10\)
c) \(934 : 0,01\)
\(934 : 100\)
Phương pháp giải:
- Muốn chia một số tự nhiên cho \(0,1;\; 0,01;\; 0,001; \;... \) ta chỉ việc thêm vào bên phải số đó lần lượt một, hai, ba, ... chữ số \(0\).
- Muốn chia một số tự nhiên cho \(10; \;100;\; 1000;\; ...\) ta chỉ việc thêm dấu phẩy vào bên trái chữ số hàng đơn vị lần lượt một, hai, ba, ... hàng.
Lời giải chi tiết:
a) \(32 : 0,1=320\) ; \(32 : 10=3,2\)
b) \(168 : 0,1=1680 \) ; \(168 : 10= 16,8 \)
c) \(934 : 0,01=93 400\) ; \(934 : 100=9,34\)
Nhận xét: \(a : 0,1 = a \times 10 ;\) \(a : 0,01 = a \times 100 ;\) \(\;a : 0,001 = a \times 1000;\; \; ... \).
Muốn chia một số tự nhiên cho \(0,1;\; 0,01;\; 0,001; \;... \) ta chỉ việc thêm vào bên phải số đó lần lượt một, hai, ba, ... chữ số \(0\).
Bài 3
Một thanh sắt dài \(0,8 m\) nặng \(16kg\). Hỏi một thanh sắt cùng loại dài \(0,18 m\) cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Phương pháp giải:
- Tính cân nặng của thanh sắt dài \(1m =\) cân nặng của thanh sắt dài \(0,8m : 0,8\).
- Tính cân nặng của thanh sắt dài \(0,18m \) \(=\) cân nặng của thanh sắt dài \(1m\)\( \times 0,18.\)
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Thanh sắt 0,8m: 16kg
Thanh sắt 0,18m: ...kg?
Bài giải
Thanh sắt dài \(1 m\) nặng số ki-lô-gam là:
\(16 : 0,8 = 20\;(kg)\)
Thanh sắt dài \(0,18 m\) nặng số ki-lô-gam là:
\(20 \times 0,18 = 3,6\;(kg)\)
Đáp số: \(3,6kg.\)
Lý thuyết
a) Tính rồi so sánh kết quả tính:
\(25 : 4\) và \((25 \times 5) : (4 \times 5)\)
\(4,2 : 7\) và \( ( 4,2 \times 10) : (7 \times 10)\)
\(37,8 : 9\) và \( (37,8 \times 100) : (9 \times 10)\)
Khi nhân số bị chia và số chia cùng một số khác \(0\) thì thương không thay đổi.
b) Ví dụ 1: Một mảnh vườn hình chữ nhật có diện tích \(57m^2\) , chiều dài \(9,5m\). Hỏi chiều rộng của mảnh vườn là bao nhiêu mét?
Ta phải thực hiện phép chia: \(57 : 9,5 = \,?\; m\)
Ta có: \(57 : 9,5 = (57 \times 10 ) : (9,5 \times 10)\)
\(57 : 9,5 = 570 : 95\)
Thông thường ta đặt tính rồi làm như sau:
• Phần thập phân của số \(9,5\) có một chữ số.
• Viết thêm một chữ số \(0\) vào bên phải \(57\) (số bị chia) được \(570\); bỏ dấu phẩy ở số \(9,5\) được \(95\).
• Thực hiện phép chia \(570 : 95\).
Vậy: \(5,7 : 9,5 = 6 \;(m)\).
c) Ví dụ 2: \(99 : 8,25 = \;?\)
Ta đặt tính rồi làm như sau:
• Phần thập phân của \(8,25\) có hai chữ số.
• Viết thêm hai chữ số \(0\) vào bên phải \(99\) được \(9900\); bỏ dấu phẩy ở \(8,25\) được \(825\)
• Thực hiện phép chia \(9900: 825\).
Muốn chia một số tự nhiên cho một số thập phân ta làm như sau:
- Đếm xem có bao nhiêu số thập phân ở phần thập phân của số chia thì viết thêm vào bên phải số bị chia bấy nhiêu chữ số \(0\).
- Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia các số tự nhiên.
PHẦN 4: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Review 3
Tuần 31: Ôn tập về: Phép trừ, phép nhân, phép chia
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5
Bài tập cuối tuần 28