Bài 1
Nhân nhẩm:
a) \(1,4 \times 10\) b) \(9,63 \times 10\)
\(2,1 \times 100 \) \(25,08 \times 100\)
\(7,2 \times 1000\) \(5,32 \times 1000\)
c) \(5,328 \times 10\)
\(4,061 \times 100\)
\(0,894 \times 1000\)
Phương pháp giải:
Muốn nhân một số thập phân với \(10,\; 100,\; 1000,\; ...\) ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba ... chữ số.
Lời giải chi tiết:
a) \(1,4 \times 10=14\)
\(2,1 \times 100 =210\)
\(7,2 \times 1000=7200\)
b) \(9,63 \times 10=96,3\)
\(25,08 \times 100=2508\)
\(5,32 \times 1000=5320\)
c) \(5,328 \times 10=53,28\)
\(4,061 \times 100=406,1\)
\(0,894 \times 1000=894\)
Bài 2
Viết các số đo sau đây dưới dạng số đo có đơn vị là xăng-ti-mét:
10,4dm; 12,6m; 0,856m; 5,75dm.
Phương pháp giải:
- Muốn đổi một số từ đơn vị đề-xi-mét sang đơn vị xăng-ti-mét ta chỉ cần nhân số đó với 10.
- Muốn đổi một số từ đơn vị mét sang đơn vị xăng-ti-mét ta chỉ cần nhân số đó với 100.
Lời giải chi tiết:
+ 1dm = 10cm nên 10,4dm = 104cm (Vì 10,4 × 10 = 104).
+ 1m = 100cm nên 12,6m = 1260cm (Vì 12,6 × 100 = 1260).
+ 1m = 100cm nên 0,856m = 85,6cm (Vì 0,856 × 100 = 85,6).
+ 1dm = 10cm nên 5,75dm = 57,5cm (Vì 5,75 × 10 = 57,5).
Bài 3
Một can nhựa chứa \(10\,l\) dầu hỏa. Biết một lít dầu hỏa cân nặng \(0,8kg\), can rỗng cân nặng \(1,3kg\). Hỏi can dầu hỏa đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Phương pháp giải:
- Tính cân nặng của \(10\) lít dầu hỏa \(=\) cân nặng của \(1\) lít dầu \(\times \;10\).
- Cân nặng của can dầu \(=\) cân nặng của \(10\) lít dầu hỏa \(+\) cân nặng can rỗng.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Can nhựa: 10 lít dầu
1 lít dầu: 0,8 kg
Can rỗng: 1,3 kg
Can dầu: .... kg?
Bài giải
\(10\,l \) dầu hỏa nặng số ki-lô-gam là:
\(0,8 \times 10 = 8\;(kg)\)
Can dầu hỏa đó nặng số ki-lô-gam là:
\(8 + 1,3 = 9,3\;(kg)\)
Đáp số: \(9,3kg.\)
Lý thuyết
a) Ví dụ 1: \(27,867 \times 10 = \;?\)
\(\begin{array}{*{20}{c}}{ \times \begin{array}{*{20}{c}}{\,\,27,867\,}\\{\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,10}\end{array}}\\\hline{\,278,670}\end{array}\)
Nhận xét: Nếu ta chuyển dấu phẩy của số \(27,867\) sang bên phải một chữ số ta cũng được \(278,67\).
b) Ví dụ 2: \(53,286 \times 100 = \;?\)
\(\begin{array}{*{20}{c}}{ \times \begin{array}{*{20}{c}}{\,\,\,53,286}\\{\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,100}\end{array}}\\\hline{5328,600}\end{array}\)
Nhận xét: Nếu ta chuyển dấu phẩy của số \(53,286\) sang bên phải hai chữ số ta cũng được \(5328,6\).
Muốn nhân một số thập phân với \(10, \;100,\;1000,\; ...\) ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba, ... chữ số.
LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Chuyên đề 2. Các bài toán giải bằng phân tích cấu tạo số
Tuần 34: Luyện tập về giải toán. Ôn tập về biểu đồ. Luyện tập chung
Bài tập cuối tuần 35
Bài 8: Hợp tác với những người xung quanh